Vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và qua đời năm 1820, thọ 57 tuổi. Trong tập Ngự dược nhật ký của châu bản triều Nguyễn, cho thấy những năm cuối đời nhà vua đã mắc bệnh nan y và các ngự y đã phải vất vả để điều trị.
Chân dung vua Gia Long trên một tạp chí tiếng Pháp
Theo Nguyễn Phước Tộc giản yếu, vua Gia Long, tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, thường gọi là Nguyễn Ánh, sinh ngày 15 tháng giêng năm Nhâm Ngọ (tức 8/3/1762). Ông là con trai thứ ba của Nguyễn Phúc Luân.
Ngày 1/2/1802, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế ở Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia Long. Tháng 3/1804, vua Gia Long đổi quốc hiệu nước ta là Việt Nam.
Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã thiết lập lại cơ cấu điều hành quốc gia, cho soạn bộ luật Gia Long, thành lập Quốc Tử Giám Huế, ấn định học hiệu và các loại thuế. Công cuộc cai trị đất nước được thuận lợi sau khi thực hiện các việc lớn như: Tổ chức triều đình gồm có lục bộ và Đô sát viện; phân chia khu vực hành chính (tổng trấn, trấn, phủ, huyện, xã); ấn định quyền hạn chức chương, lương bổng, văn võ giai các cấp, tu soạn sách sử, văn truyện, địa lý, lập dinh Điền sứ trông coi việc khai khẩn ruộng đất…
Sau 18 năm trị vì, ngày Đinh Mùi tháng 12 năm, Kỷ Mão, Gia Long mất, thọ 57 tuổi dương (58 tuổi âm lịch), miếu hiệu là Thế tổ Cao Hoàng đế. Lăng vua Gia Long, hiệu là Thiên Thọ, tại làng Định Môn (nay thuộc xã Hương Thọ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế). Vua Gia Long có 31 người con, gồm 13 con trai và 18 con gái.
Vua mắc bệnh gì ?
Trong Ngự dược nhật ký của châu bản triều Nguyễn có ghi chép việc Thái y viện chẩn trị cho vua Gia Long (từ ngày 15 tháng giêng năm Gia Long thứ 12 đến năm thứ 18), cho thấy việc khám bệnh và dâng thuốc diễn ra ngày một.
Lương y Phan Tấn Tô giới thiệu tư liệu châu bản liên quan đến Thái y viện triều Nguyễn
Đặc biệt, năm Gia Long thứ 18, tức năm cuối cùng của nhà vua, các tờ châu bản đã mô tả ngự mạch của vua như sau: “Chúng thần kính cẩn ấn lên 3 bộ mạch trái, thấy trầm tế bình đẳng, duy chỉ mạch tả xích, đề nặng thiếu lực, 3 bộ mạch phải cũng trầm tế, duy mạch hữu quan, đè nặng chưa bình hòa. Chú trọng mạch thận (tả xích) mạch tì (hữu quan), tì thận hư là nguyên nhân của bệnh”. Tờ châu bản ngày 4.10 năm Gia Long thứ 18, do Thái y viện khải tâu: “Chúng thần ngu tối, tưởng rằng mạch trầm tế là do thấp hàn làm nê tì, thận chưa an, chúng thần hội lại kính xin được sắc dâng lên thang gia giảm Vị khai tiên, để bổ tì thận, từ từ giảm bệnh, đợi ngày đông chí thì thuyên giảm được”.
Và trong tất cả các bài ngự phương dâng lên vua thời điểm này đều có điểm chung là bổ tì thận, như: gia giảm Vị quan tiên (dùng trong tháng 10 năm Gia Long 18); gia giảm Thất vị thang, gia giảm Thọ tì tiễn (dùng cuối tháng 10 đến tháng 11 năm Gia Long 18).
Theo lương y Phan Tấn Tô, thường khi lập phương là căn cứ vào triệu chứng, nguyên nhân của bệnh, mỗi ngày một thang, dùng trong vài ngày. Nhưng ở đây, thuốc có khi thay đổi hằng ngày và trong một ngày dùng đến 2 - 3 thang, sáng chiều khác nhau. Ngoài ra, các châu bản còn cho thấy nhà vua còn dùng cả thuốc của những thầy lang bên ngoài.
Cụ thể, tờ châu bản ngày 30 tháng 11 năm Gia Long thứ 18, ghi: Trực lệ dinh Quảng Đức, cai bạ Trần Vân Đại, khám và dâng thuốc. Hay như tờ châu bản ngày 2 tháng 2 năm Gia Long thứ 18, ghi: “Nguyễn Văn Thành, ở xã Quan Chiêm, tổng Trung Bạn, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, dâng thuốc Hồng thăng đơn cho vua dùng”. Trong tờ châu bản ông này không ký mà điểm chỉ (lăn dấu tay) có lẽ không biết chữ (?). Từ những điểm trên có thể thấy các quan ngự y thời điểm này đã tỏ ra lúng túng, chỉ chạy theo triệu chứng mà không chú trọng trị gốc bệnh, đó là điều bất thường.
Cho đến khi mất, mặc dù các châu bản không ghi nhà vua bị bệnh gì, nhưng qua mô tả ngự mạch và ngự phương cho thấy các ngự y đã điều trị chứng “tì - thận dương hư” với các ngự phương chữa tì vị dư hàn và chữa thận dương hư.
Theo lương y Phan Tấn Tô, tì thận dương hư là bệnh ở gan, thận và lá lách, có liên quan đến tì vị với các triệu chứng tay chân lạnh, có thể mắc bệnh tiểu đường, suy thận… Còn lương y Lê Hưng, trong bài Bệnh trạng cuối đời của vua Gia Long (đăng trên trang Hội Laser y học Bình Dương) cho rằng quá trình chữa bệnh cho vua từ việc dùng những loại thuốc bôi để chữa ghẻ ngứa, đến việc lập phương chữa chứng tì thận dương hư cho thấy nhà vua bị nhiễm khuẩn lâu năm không chữa khỏi đã dẫn đến bệnh xơ gan cổ trướng.
Theo Bùi Ngọc Long (Thanhnien.vn)
Sáng ngày 30/6, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với huyện Phú vang tổ chức chức Lễ công bố Quyết định và đón bằng xếp hạng di tích lịch sử Lưu niệm danh nhân cấp tỉnh Ưng Bình tại Châu Hương Viên (kiệt 355, đường Nguyễn Sinh Cung, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang).
Chiều 30/6, Viện Pháp tại Huế tổ chức lễ khánh thành công trình cải tạo trụ sở mới. Đến dự buổi lễ có Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery và Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ.
Chiều ngày 30/6, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Hội thảo "Thúc đẩy đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 10/06, Hội khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “ Kinh đô Huế thế kỷ XIX”. Tham dự có ông Phan Thiên Định – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
VĂN
- Thời gian không ở phía trước - MẪU ĐƠN
- Màu xanh vĩnh cửu - LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
- Ngàn năm mây trắng - NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH
Sáng ngày 5/6, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có buổi gặp mặt các nhà văn hóa, nghiên cứu và đội ngũ văn nghệ sĩ Huế để lắng nghe những ý kiến đóng góp trong việc phát triển văn hóa nghệ thuật của tỉnh và bảo tồn, phát triển di sản văn hóa Huế trên tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Sáng ngày 05 tháng 06 năm 2020, hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới (5/6) với chủ đề cho năm 2020 là “Hành động vì thiên nhiên”, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ công bố thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế tại xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền.
Chiều ngày 31/05, tại Hội trường Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội nghệ sĩ múa đã tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đại hội nhằm đánh giá việc hoạt động của Hội giai đoạn 2015-2020; Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ của Hội nhiệm kỳ 2020 – 2025 và Bầu ra Ban chấp hành mới.
Sáng ngày 31/5, tại thành phố Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Diễn đàn Du lịch Huế năm 2020 với chủ đề “Kết nối lữ hành: Huế - Điểm đến an toàn và thân thiện”.
Chiều ngày 30/5, tại UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ba tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam vừa tổ chức Lễ ký kết và công bố chương trình liên kết hành động phục hồi và phát triển du lịch trong bối cảnh mới, đồng thời phát động chương trình kích cầu du lịch ba địa phương với thông điệp chung “Điểm đến Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam an toàn và mến khách”.
Sáng ngày 30/5, trường Đại học Khoa học Huế tổ chức Lễ ký hết hợp tác đào tạo và việc làm giữa trường Đại học Khoa học Huế và và 14 đơn vị tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT trong nước và quốc tế.
Ngày 29/5/2020, tại thị trấn Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế, chủ đầu tư của Lapochine Beach Resort đã thực hiện một “cú hích” mới: Đổi tên Ana Mandara Huế thành Lapochine Beach Resort.
Sáng 28/5, Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị phát động “Hội thi thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2020”. Tham dự có ông Phan Thiên Định – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Đại học Huế, Liên đoàn Lao động, Sở Khoa học và Công nghệ, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị triển khai Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ X, năm 2020.
Triển lãm “Tingting Art Fair” lần 2 vừa được khai mạc tại Secret Studio (1/7 Nguyễn Công Trứ, TP. Huế) giới thiệu đến công chúng một không gian nghệ thuật sống động mang những câu chuyện độc đáo, thú vị trong những tác phẩm nghệ thuật.
Sáng 24/5, tại hội trường Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội khóa XIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Sáng ngày 19/05, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Giải Báo chí Hải Triều lần thứ I năm 2020 sẽ được tổ chức và tổng kết trao giải vào dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/2020).
Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020), Sông Hương giới thiệu bài viết “Tháng Năm, bâng khuâng nhớ về Người”. Bác Hồ đã ở lại giữa lòng dân tộc bằng tình nhân văn, sự khiêm tốn và tấm lòng vì lợi ích chung. Một đức tính đã được hình thành từ nhỏ.
Ngày 10/5, Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam (NSVN) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ lần thứ V và Đại hội cơ sở lần thứ X.