Bến Xuân bên sông Hương

09:08 10/02/2014

Sông Hương - quà tặng tuyệt diệu của tạo hóa cho Huế thiên hạ đã biết, nhưng từ khi những con đường ven sông và các cây cầu vươn nhịp nối đôi bờ ngày một nhiều hơn thì các khách sạn và nhiều công trình kiến trúc khác, thường trọng “mặt tiền” là con đường người xe tấp nập, “vô tư” quay lưng với dòng sông từng là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca nhạc họa.

 

Một góc Bến Xuân


Trong tình cảnh đó, người ta như đã quên các bến sông từng là nơi ghi dấu bao kỷ niệm vui buồn của đời người: buổi đón mẹ về chợ, phút hò hẹn của bao đôi lứa dưới đêm trăng, hay trong sóng nước mát rượi chiều hè cuộc chia tay kẻ ở người đi... “Bến đò Thừa Phủ” nổi danh một thời cũng chung số phận như thế!

Vậy mà phía trên chùa Thiên Mụ có một công trình văn hóa mới chọn sông Hương làm “mặt tiền” và như thế phải “đầu tư” để có khuôn mặt không hổ thẹn khi soi mình bên sông Thơm cùng với một bến sông tương xứng. Công trình chưa hẹn ngày khánh thành nhưng tên “Bến Xuân” thì không ít người đã nghe nói đến.

Về công trình nhà hát khá đặc biệt này hẳn là có dịp phải viết kỹ hơn; ở đây chỉ xin được nói vắn tắt: trong khi hàng loạt di tích văn hóa cổ sau khi cải tạo, trùng tu thường biến dạng thành những khối bêtông với màu sắc kệch cỡm thì “Bến Xuân”, một công trình mới toanh, lại hài hòa với phong cảnh và di tích cố đô Huế, đến mức tưởng như nó là một kiến trúc đặc sắc, nguyên vẹn từ trong Đại Nội mà ai đó vừa tung phép mầu “bê” ra bờ sông Hương! Từ viên ngói lợp cho đến gạch xây và mọi họa tiết trang trí đều cổ điển như ở một công trình thời Nguyễn.

Dù vậy, “Bến Xuân” không phải là một kiến trúc bắt chước, mà là công trình nghệ thuật có dấu ấn riêng của tác giả - cặp vợ chồng trai tài gái sắc Truơng Đình Ngộ - Huyền Tôn Nữ Cẩm Hồng đã hai lần mang chương trình nhạc Cung Tiến và thơ - nhạc Hàn Mặc Tử dựng từ trời Tây về góp mặt với Festival Huế... Khán giả biết đến Cẩm Hồng với cái tên Camille Huyền. Họ đã sống ở Paris, Thụy Sĩ nhiều năm nên “Bến Xuân” không thể thiếu yếu tố hiện đại. Xin “bật mí” trước là dưới “Lầu thơ” sắp hoàn thành là một... hầm rượu như ở Tây!

Dễ thấy nét riêng của công trình hơn cả có lẽ là hai cái cổng. Cổng ở bến sông đã hoàn thành, cổng phía đường ôtô vận dụng các hình khối của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị đang được xây dựng. Riêng cổng phía bờ sông đã có thể nói chắc là một công trình “không nơi nào có được” như lời một bài hát về Huế. Cái đẹp còn tùy “gu” mỗi người, nhưng chủ nhân - nữ ca sĩ kiêm họa sĩ Cẩm Hồng, cựu nữ sinh Đồng Khánh - thì đã trăn trở cả năm trời mới tìm ra kiểu dáng gần gũi với dòng sông - mái cổng tựa như mái đò thân thuộc trên sông Hương, và cô đã “đeo bám”, chỉnh sửa cùng với tốp thợ suốt mấy tháng ròng, đến mức quên cả vóc hình của mình hao gầy vì nắng gió. Một khung cửa bên tường nhà mang hình chim phụng, một họa tiết nơi lan can gợi nhớ mâm ngũ quả ngày tết... đều được chăm chút tỉ mỉ như thế, thậm chí có loại sành sứ phải tìm mua những mảnh vỡ đồ cổ hàng trăm năm...

Một công trình như thế tốn nhiều tỉ đồng, nhưng giàu mấy - thậm chí là tỉ phú đôla - mà không hiểu biết, không tôn trọng văn hóa và sự hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên cũng như những nét đẹp riêng của một vùng đất thì chắc chắn không thể làm được công trình như “Bến Xuân”. Cũng vì thế, “Bến Xuân” đã lỡ hẹn với Festival Huế 2012, nay Festival Huế 2014 đã khởi động mà anh Trương Đình Ngộ vẫn chưa dám hẹn ngày khánh thành.

Một công trình thật sự có giá trị văn hóa không chỉ để phục vụ một lễ kỷ niệm, một lễ hội mà muốn còn mãi với thời gian thì ắt không thể làm vội. Cần rất nhiều công phu và một tâm hồn yêu cái đẹp đến quên mình...

 

Nguyễn Khắc Phê

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chiều ngày 31/7, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức triển lãm mỹ thuật “Sắc Thu”. Đây là lần thứ hai triển lãm “ Sắc thu” được tổ chức nhân kỷ niệm 61 năm Ngày thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam (1957 - 2018).

     

  • Kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2018), Sông Hương giới thiệu bài viết “Báo Dân trong dòng chảy báo chí cách mạng Thừa Thiên Huế và miền Trung”; tờ báo công khai khổ lớn đầu tiên ở Huế và của Xứ ủy Đảng cộng sản Đông Dương Trung Kỳ. Sau 80 năm nhìn lại, với tầm vóc trí tuệ và bản lĩnh cách mạng cấp tiến, những người cầm chịch đã đưa tờ báo vượt qua những quy định hà khắc của chế độ thực dân cũng như áp lực kiểm duyệt của Chính phủ Nam Triều, đã cho in nhiều bài viết thiết thực, động viên, giác ngộ cho hàng vạn quần chúng nhân dân trong phong trào chính trị rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, góp phần đoàn kết đấu tranh vận động dân chủ 1936 - 1939, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.

  • Sáng ngày 13/7, Ủy ban nhân dân Thành phố Huế đã tổ chức Hội nghị chuyên đề “ Định hướng các loại hình dịch vụ, du lịch trên địa bàn thành phố Huế.

  • Chiều ngày 10/7, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi tọa đàm “Về bản di chúc của vua Tự Đức và về một tấm bản đồ của quân đội triều Nguyễn” do nhà nghiên cứu, diễn giả Trần Viết Ngạ trình bày, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế. 

  • Nhân kỷ niệm 80 năm ngày Báo Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Đông Dương Xứ ủy Trung Kỳ ra số đầu tiên tại Huế (6/7/1938-6/7/2018), Hội Nhà báo tỉnh phối hợp cùng với Báo Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội thảo khoa học: “Báo Dân trong dòng chảy báo chí cách mạng” tại Hội trường khách sạn Hương Giang (51 Lê Lợi, Huế).

     

  • Tháng 7, những dòng văn viết về ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 như nghẹn lại, nhói lòng người đọc bằng những “câu thơ đắp cho linh hồn ngang dọc”. Tháng 7 nhớ về các chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại Trường Sơn, hay Trường Sa với những ngôi mộ gió quanh các bãi bờ. Những người bị vùi tuổi xuân nơi địa ngục trần gian Côn Đảo, và hôm nay lớp con cháu cầm ký ức của cha ông nơi đã trở thành chứng tích cho lòng quả cảm anh hùng, để cảm nhận những người tù chính trị ngày trước vẫn như còn ấm từng dấu nằm và lời thì thầm trao truyền niềm tin vào một ngày mai ánh bình minh xuyên vào hốc tối đau thương.

  • Vào lúc 15h30 ngày 28/06, nằm trong Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa và Chương trình Tình Sông Hương, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi lễ khai mạc phòng triển lãm tranh “Ngày mới 2018” của bốn họa sĩ khuyết tật đến từ Yên Bái, Hà Tĩnh, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế với sự hỗ trợ cũng như kết nối của kỹ sư Nguyễn Quỳnh Hoa đến từ Hà Nội tại hội trường tạp chí. 

     

  • Chiều ngày 22/6, tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra lễ khai mạc chuyên đề “Hương sắc bánh Huế”. Đây là hoạt động chào mừng ngày gia đình Việt Nam. 

  • Chiều ngày 19/6, Ban Tổ chức giải báo chí - Hội Nhà báo tỉnh tổ chức kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao giải báo chí tỉnh Thừa Thiên- Huế lần thứ XI-2018. 

  • Tối 18/6, tại Hội trường trường Đại Học Y Dược Huế đã diễn ra đêm nhạc Flamenco, guitar cổ điển của cha con nghệ sĩ Michel Grizard và Helena Cueto.

  • Triển lãm Ký họa Huế 2018- Một thoáng Cố đô vừa được khai mạc tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị (17 Lê Lợi). Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động ký họa của Urban Sketchers Viet Nam - Hội Ký họa Đô thị Việt Nam.

  • Sáng ngày 8/6, Tạp chí Sông Hương đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2018), diễn ra tại hội trường Đồng Khánh, 86 Nguyễn Sinh Cung, thôn Vỹ Dạ, thành phố Huế.

  • Chiều ngày 7/6,  Các Hội Văn học Nghệ thuật thuộc 5 vùng Kinh đô xưa và nay, các Tạp chí văn nghệ thuộc 6 tỉnh Bắc Miền Trung phối hợp tổ chức Hội thảo “Sáng tác, nghiên cứu VHNT về chủ đề con người và văn hóa vùng đất địa phương” .

  • Nhằm hưởng ứng lễ Kỷ niệm 35 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2018), vào lúc 8h30 ngày 7/6, tạp chí Sông Hương đã tổ chức lễ khai mạc phòng tranh “Về với Sông Hương.” Đến dự buổi khai mạc có đông đảo quý vị khách mời, các văn nghệ sĩ đến từ các tạp chí vùng Bắc Trung Bộ cùng các đoàn Liên hiệp các Hội VHNT vùng kinh đô xưa.

     

  • Chiều ngày 28/5 (tức 14/4 Âm lịch) đã diễn ra Lễ Mộc dục tại lễ đài chùa Diệu Đế (đường Bạch Đằng, TP Huế) và Lễ rước Phật cầu nguyện quốc thái dân an từ chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.

  • 35 năm, tờ tạp chí như dòng sông có lúc qua thác ghềnh gầm thét, có lúc thản nhiên một dòng trôi giữa thảo nguyên xanh thẳm; dù phiêu lãng nhiều cung bậc qua thời gian, sông vẫn tiếp nối dòng phù sa cho những cánh đồng mùa màng… Thuở ban đầu, Sông Hương đã “phấn đấu là tiếng nói văn nghệ, văn hóa chính thức của một vùng đất, với những dấu hiệu riêng của nó, trong khi không ngừng vươn lên gắn bó với bước đi chung của đời sống văn nghệ đất nước”.

  • Chiều ngày 22/5 (tức 08/4 Mậu Tuất), Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán và Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế phối hợp tổ chức triển lãm Di sản tượng thờ Phật giáo trong tiếp biến văn hóa ở miền Trung.

  • Chiều 18/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Hội Mỹ thuật và Trường đại học Nghệ thuật - Đại học Huế phát động cuộc thi sáng tác mỹ thuật “Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sáng tác của các nghệ sĩ tạo hình Huế”. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 128 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2018), hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5.

  • Sáng ngày 18/05, Trung tâm bảo tồn Di tích Cố Đô Huế đã tổ chức chương trình “ Chắp cánh ước mơ” tại bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế nhằm chào mừng ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5/2018. 

  • Chiều ngày 17/5, Hội thơ Hương Giang phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ dâng hương và chương trình thơ “Tháng năm nhớ Bác” nhân kỷ niệm 128 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2018).