Sông Hương - quà tặng tuyệt diệu của tạo hóa cho Huế thiên hạ đã biết, nhưng từ khi những con đường ven sông và các cây cầu vươn nhịp nối đôi bờ ngày một nhiều hơn thì các khách sạn và nhiều công trình kiến trúc khác, thường trọng “mặt tiền” là con đường người xe tấp nập, “vô tư” quay lưng với dòng sông từng là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca nhạc họa.
Một góc Bến Xuân
Trong tình cảnh đó, người ta như đã quên các bến sông từng là nơi ghi dấu bao kỷ niệm vui buồn của đời người: buổi đón mẹ về chợ, phút hò hẹn của bao đôi lứa dưới đêm trăng, hay trong sóng nước mát rượi chiều hè cuộc chia tay kẻ ở người đi... “Bến đò Thừa Phủ” nổi danh một thời cũng chung số phận như thế!
Vậy mà phía trên chùa Thiên Mụ có một công trình văn hóa mới chọn sông Hương làm “mặt tiền” và như thế phải “đầu tư” để có khuôn mặt không hổ thẹn khi soi mình bên sông Thơm cùng với một bến sông tương xứng. Công trình chưa hẹn ngày khánh thành nhưng tên “Bến Xuân” thì không ít người đã nghe nói đến.
Về công trình nhà hát khá đặc biệt này hẳn là có dịp phải viết kỹ hơn; ở đây chỉ xin được nói vắn tắt: trong khi hàng loạt di tích văn hóa cổ sau khi cải tạo, trùng tu thường biến dạng thành những khối bêtông với màu sắc kệch cỡm thì “Bến Xuân”, một công trình mới toanh, lại hài hòa với phong cảnh và di tích cố đô Huế, đến mức tưởng như nó là một kiến trúc đặc sắc, nguyên vẹn từ trong Đại Nội mà ai đó vừa tung phép mầu “bê” ra bờ sông Hương! Từ viên ngói lợp cho đến gạch xây và mọi họa tiết trang trí đều cổ điển như ở một công trình thời Nguyễn.
Dù vậy, “Bến Xuân” không phải là một kiến trúc bắt chước, mà là công trình nghệ thuật có dấu ấn riêng của tác giả - cặp vợ chồng trai tài gái sắc Truơng Đình Ngộ - Huyền Tôn Nữ Cẩm Hồng đã hai lần mang chương trình nhạc Cung Tiến và thơ - nhạc Hàn Mặc Tử dựng từ trời Tây về góp mặt với Festival Huế... Khán giả biết đến Cẩm Hồng với cái tên Camille Huyền. Họ đã sống ở Paris, Thụy Sĩ nhiều năm nên “Bến Xuân” không thể thiếu yếu tố hiện đại. Xin “bật mí” trước là dưới “Lầu thơ” sắp hoàn thành là một... hầm rượu như ở Tây!
Dễ thấy nét riêng của công trình hơn cả có lẽ là hai cái cổng. Cổng ở bến sông đã hoàn thành, cổng phía đường ôtô vận dụng các hình khối của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị đang được xây dựng. Riêng cổng phía bờ sông đã có thể nói chắc là một công trình “không nơi nào có được” như lời một bài hát về Huế. Cái đẹp còn tùy “gu” mỗi người, nhưng chủ nhân - nữ ca sĩ kiêm họa sĩ Cẩm Hồng, cựu nữ sinh Đồng Khánh - thì đã trăn trở cả năm trời mới tìm ra kiểu dáng gần gũi với dòng sông - mái cổng tựa như mái đò thân thuộc trên sông Hương, và cô đã “đeo bám”, chỉnh sửa cùng với tốp thợ suốt mấy tháng ròng, đến mức quên cả vóc hình của mình hao gầy vì nắng gió. Một khung cửa bên tường nhà mang hình chim phụng, một họa tiết nơi lan can gợi nhớ mâm ngũ quả ngày tết... đều được chăm chút tỉ mỉ như thế, thậm chí có loại sành sứ phải tìm mua những mảnh vỡ đồ cổ hàng trăm năm...
Một công trình như thế tốn nhiều tỉ đồng, nhưng giàu mấy - thậm chí là tỉ phú đôla - mà không hiểu biết, không tôn trọng văn hóa và sự hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên cũng như những nét đẹp riêng của một vùng đất thì chắc chắn không thể làm được công trình như “Bến Xuân”. Cũng vì thế, “Bến Xuân” đã lỡ hẹn với Festival Huế 2012, nay Festival Huế 2014 đã khởi động mà anh Trương Đình Ngộ vẫn chưa dám hẹn ngày khánh thành.
Một công trình thật sự có giá trị văn hóa không chỉ để phục vụ một lễ kỷ niệm, một lễ hội mà muốn còn mãi với thời gian thì ắt không thể làm vội. Cần rất nhiều công phu và một tâm hồn yêu cái đẹp đến quên mình...
Nguyễn Khắc Phê
Nhân kỷ niệm 74 năm Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2019) và 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều ngày 01/9, đoàn công tác của Trung ương và Chính phủ do Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đã đến thăm, dâng hương tại di tích nhà lưu niệm Bác Hồ (158 Mai Thúc Loan, thành phố Huế). Đi cùng đoàn có các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Về phía lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế có Phó Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ.
Sáng ngày 30/8, Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức Triển lãm chuyên đề” Hành trình vươn tới ước mơ – 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 1969- 2019”.
Chiều tối 29/8, tại Đông Khuyết Đài - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Công ty cổ phần đầu tư thương mại Thời Gian Vàng tổ chức lễ khai trương không gian văn hóa Đông Khuyết Đài và khởi đầu bằng triển lãm “Chuyện ghế” của họa sĩ Lê Thiết Cương.
Chiều ngày 29/8, Tại UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo “Hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng du lịch và dịch vụ - Kinh nghiệm thế giới và đề xuất cho tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Sáng 29/8, tại hội trường khách sạn Villa Huế, Sở Du lịch phối hợp với Sở Ngoại vụ, Phủ Kyoto (Nhật Bản) tổ chức hội thảo “Thiết lập nền tảng xúc tiến phát triển du lịch và nguồn nhân lực du lịch thông qua hợp tác công tư”.
Tối 28/8, tại Trung tâm thi đấu Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương), Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc Hội chợ sản phẩm công nghiệp nông thôn và làng nghề Huế năm 2019.
Sáng ngày 28/08, tại Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi lễ Trao tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trên lĩnh vực văn hóa phi vật thể - lần thứ II. Đến dự có ông Bùi Thanh Hà - Phó Bí thứ thường trực Tỉnh ủy, Ông Phan Ngọc Thọ, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thừa Thiên Huế, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh.
Tối 27/8, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XI năm 2019. Đến dự có ông Nguyễn Thái Sơn – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ông Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Chiều 24/8, tại hội trường Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tổ chức lễ Bế mạc Trại sáng tác “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống" lần thứ I, năm 2019”.
Ngày 23/8, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực du lịch trên địa bàn Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 23/8, tại Hội trường khách sạn Century Huế, Sở Văn hóa Thể thao phối hợp với Hội khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, trường Đại học Sư phạm Huế tổ chức hội thảo khoa học: Thừa Thiên Huế - 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Sáng 21/8, tại Thừa Thiên Huế, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) và Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF Việt Nam) đã tổ chức lễ ra mắt Liên minh Hành động vì khí hậu Việt Nam.
Ngày 16/8/2019, Ban Tổ chức Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI (2013 - 2018) đã tổ chức phiên họp Hội đồng Chung khảo thẩm định và chấm điểm các tác phẩm, công trình VHNT tham dự giải thưởng đã được Hội đồng sơ khảo giới thiệu vào. Kết quả, Hội đồng Chung khảo đã chọn được 56 tác phẩm, công trình của 56 tác giả, nhóm tác giả để BTC trao thưởng.
Sáng 17/8, tại thành phố Huế, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm Ngày tái lập tỉnh Thừa Thiên Huế (01/7/1989 - 01/7/2019).
Tối ngày, 16/8 Ban quản lý chợ Đông Ba đã tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm xây dựng và phát triển chợ Đông Ba (1899 - 2019).
Chiều ngày 8/8, tại Trung tâm Phật giáo Liễu Quán Huế đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm “Trở về” của họa sĩ Nguyễn Thị Dư Dư.
Chiều 8/8, tại khách sạn Hương Giang, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Nhà báo tỉnh.
Chiều ngày 03/08, Trung tâm mục vụ tổng giáo phận Huế phối hợp vơi trung tâm mỹ thuật Dominiart tổ chức triển lãm “Về bên mẹ”.
Chiều 02/8, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Khai mạc Chương trình đưa di sản Ca Huế vào trường học.
Sáng ngày 2/08, Bảo tàng Văn hóa Huế đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “ Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế”.