Có thể nói, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi lưu giữ nhiều nhất, đầy đủ nhất những hiện vật ghi dấu về triều Nguyễn và cuộc sống vương triều xưa - một thuở vàng son nay đã trở thành ký ức.
Những hiện vật có niên đại vài trăm năm, trên mọi chất liệu và đầy giá trị thẩm mỹ. Du khách có thể lần đầu tiên được chiêm ngưỡng cành vàng lá ngọc hay những bộ sưu tập đồ gốm sứ dành riêng cho nhà vua. Hơn 8.000 hiện vật được phân chia thành 17 bộ sưu tập khác nhau như pháp lam, kim khí, ấn triện, đồ gỗ sơn son thếp vàng, nhạc khí, trấn phong…
Anh Juan Coruxeira - Du khách Tây Ban Nha chia sẻ: “Tôi biết đến Bảo tàng này qua một người bạn đã từng đến Huế. Anh ấy ca ngợi về một cung điện sang trọng với những đồ trưng bày lạ mắt. Tôi đã tìm đến đây và thực sự ấn tượng, đặc biệt là với những cổ vật sơn son thếp vàng”.
Phần nhiều cổ vật ở Bảo tàng là các sản phẩm mỹ nghệ do các nghệ nhân thuộc hàng “bàn tay vàng” chế tác theo lệnh của triều Nguyễn hoặc các sản phẩm đặt hàng nước ngoài là Trung Quốc, châu Âu... vì vậy có những cổ vật là độc bản như cặp ngà voi đã quay trở lại Huế sau một thời gian dài lưu trú tại Pháp.
Việc trưng bày cổ vật cùng công tác sưu tầm, tiếp nhận cổ vật tha hương đã ngày càng làm cho diện mạo của cuộc sống vương triều Nguyễn rõ nét. Hầu hết những du khách quốc tế đều coi đây là điểm đến không thể bỏ qua khi muốn tìm hiểu về Cố đô Huế.
Vốn là điện Long An - một biệt cung của vua Thiệu Trị, xây dựng vào năm 1845, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã từng được đánh giá là một trong những bảo tàng sáng giá nhất Đông Dương, không chỉ bởi cổ vật sưu tầm mà chính ở nơi lưu giữ chúng. Theo ông Nguyễn Phước Hải Trung - Giám đốc bảo tàng, thì cung điện với gần 2 thế kỷ tồn tại này cũng chính là cổ vật lớn nhất và tuyệt tác nhất, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến đây chiêm ngưỡng hàng năm. Chính vì thế, sự tiếp nối và kế thừa đang được lên kế hoạch để phục vụ nhu cầu tối đa cho du khách.
Ẩn sau những cổ vật còn lưu giữ cho đến ngày hôm nay là những giá trị văn hóa, tiếp biến văn hóa của một giai đoạn lịch sử nhiều biến động. Và việc lưu giữ cũng như phát huy giá trị của cổ vật là việc làm cần thiết để những giá trị quý báu mãi trường tồn khi không có cách nào kể chuyện lịch sử tốt hơn cổ vật.
Nguồn vtv.vn
Chiều 2/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã khai mạc triển lãm về hoàng đế Minh Mạng tại Ngọ Môn (Hoàng Thành Huế) nhân kỷ niệm 200 năm ngày hoàng đế Minh Mạng lên ngôi (mồng 1 tháng Giêng năm Canh Thìn).
Ngày 31/01, tại Thế Tổ Miếu - Đại nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc Tộc đã tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long (1820 - 2020) và khai mạc trưng bày về Hoàng đế Gia Long.
Chiều ngày 29/01/2021, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt Cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay năm 2020.
- Có một văn phong Hồ Chí Minh trong 50 năm sự nghiệp viết - Phong Lê
Sáng 07/01, tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung -Nguyễn Huệ đã diễn ra lễ dâng hương và kỷ niệm 232 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh.
VĂN
- Về một tuổi trẻ màu xanh - Trần Băng Khuê
- Ngọn nến - Trần Hoàng Vy
Sáng ngày 1/1/2021, Dàn nhạc Kèn Huế đã chính thức ra mắt ngay tại nhà tại Nhà Kèn Huế, công trình do người Pháp xây dựng cách đây khoảng 100 năm.
Chương trình sự kiện âm nhạc, đếm ngược chào năm mới Huế Countdown 2021 sẽ được tổ chức vào lúc 21h00 ngày 31/12/2020 và kết thúc lúc 00h30' ngày 01/01/2021 tại khu vực Ngã 6 đường Hà Nội - Đống Đa - Hùng Vương - Lê Quý Đôn - Bến Nghé.
Tối 29/12, tại nhà thi đấu Trung tâm thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế (01 Hà Huy Tập), Sở Du lịch Thừa Thiên Huế tổ chức Ngày hội Lân Huế 2020.
Chiều 25/12 tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Mộng mị một mình” của họa sĩ Đặng Mậu Tựu. Tham dự khai mạc triển lãm có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng đông đảo văn nghệ sĩ Huế.
Chiều 25/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình tôn vinh văn nghệ sĩ và trao tặng thưởng các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2020.
Chiều 23/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị Tổng kết hoạt động Quỹ Hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình VHNT giai đoạn 2016 - 2020.
Sông Hương xin gửi đến quý bạn đọc mục lục số Đặc biệt, tháng 12 - 2020:
Sáng ngày 22/12, Bảo tàng lịch sử Huế đã tổ chức Lễ khánh thành công trình bảo tồn và tôn tạo Khu chứng tích Lao Thừa Phủ.
Tối 20/12, tại Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu đã diễn ra buổi Bế mạc chương trình Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020.
Tối 19/12, tại sân khấu Phố đi bộ Huế, Hội May – Thêu - Thời trang Huế đã tổ chức chương trình Thời Trang – Nghệ thuật “Huế- Kinh đô áo dài.
Tối ngày 18/12, tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu (thành phố Huế) đã diễn ra chương trình khai mạc Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020.
Chiều 18/12, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Văn hóa và con người xứ Huế” của cố nghệ sĩ Nông Thanh Toàn.
Sáng 18/12, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thành phố Huế (23-25 Lê Lợi, TP Huế), Hội May – Thêu- thời trang Huế phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Huế tổ chức khai mạc "Không gian trưng bày và thao diễn nghề may áo dài Huế".
Chiều 17/12, Omega+ kết hợp với Viện Pháp Huế tổ chức buổi tọa đàm “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa”. Buổi tọa đàm được tổ chức nhân dịp ra mắt tác phẩm “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa – Huyền thoại đỏ và Huyền thoại đen”.