LƯƠNG DUY CƯỜNG
Ảnh: internet
Bàng vuông trên đảo Trường Sa
Tôi nhìn thấy những cây bàng vuông bên cột mốc Trường Sa
Không ai biết bàng vuông tròn bao nhiêu tuổi
Đêm Trường Sa trùng trùng sóng vỗ
Cây bàng vuông cất tiếng cười hào sảng
Tuổi của ta bằng tuổi của Trường Sa
Bằng lớp lớp vỏ xù xì đổi thay theo những ngọn cuồng phong và bão tố
Lớp lớp rễ cắm sâu vào lòng biển
Lớp lớp bàng vuông đâm chồi, nẩy nụ
Lớp lớp sóng trào, lớp lớp người đi
Tôi hôn lên chùm rễ bàng vuông ngỡ gặp chòm râu ông Bụt ông Tiên trong cổ tích
Thấy Lạc Long Quân thẳng hướng Biển Đông mang đàn con mở cõi
Những đội hùng binh từ đảo Lý Sơn vượt ngàn sóng dữ
Lớp lớp đoàn quân neo tuổi xuân vào biển
Cho Tổ quốc có một phần xương thịt
Hướng về Biển Đông
Với những nhà giàn, những đảo chìm đảo nổi
Những khát vọng muôn đời chinh phục biển
Và thiêng liêng ba tiếng: Tổ quốc mình!
Tôi đang thấy bàn tay dịu dàng của mẹ Âu Cơ
Gửi hơi ấm từng đêm vào những chồi những nụ
Những cọng lá ngăn gió sương, đạn bom và sóng dữ
Để lời ca vang lên từ đảo
Và từ đảo vọng về đất mẹ: Niềm tin!
Vọng trong gió và xôn xao của lá
Lời ngàn xưa còn mãi đến bây giờ
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẵng hành khan thủ bại hư”
Lính Trường Sa như cây bàng vuông
Cắm rễ sâu vào biển, neo đời mình vào đảo
Trọn lời thề cho Tổ quốc quyết sinh!
(TCSH348/02-2018)
Tên thật: Trương Nhật Tín, sinh năm 1991, quê quán thôn An Ngãi Tây, xã Hòa Sơn, Đà Nẵng. Hiện sống với gia đình tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak; - bị khiếm thính nhẹ từ nhỏ. Từng có thời gian ở Hà Nội và sống nhiều lần ở Sài Gòn. Bắt đầu làm thơ, viết truyện, Văn Phẩm Ý (dạng tùy bút phác họa vô thực)… từ khoảng năm 2005, 2008.
ANH THƠ
PHAN HOÀNG
Nguyễn Hồng Hạnh - Phan Lệ Dung - Hoàng Long - Hoàng Vân Khánh - Nguyên Quân - Bùi Mỹ Hồng - Đỗ Tấn Đạt - Nguyễn Nghĩa - Từ Sâm
ĐÔNG TRIỀU
NGUYEN SU TU
Thủy táng...!
ĐẶNG MỸ DUYÊN
Nguyễn Thánh Ngã - Vương Ngọc Minh - Phạm Bá Thịnh - Hồng Vinh - Trần Thị Tường Vy - Trần Hương Giang - Đông Hương - Nguyễn Đức Sĩ Tiến - Nguyễn Thanh Mừng
ĐINH THỊ NHƯ THÚY
Những đứa trẻ
LTS: Những giọt thơ về Huế như một thoáng mưa bóng mây, tự nhiên rơi và đem lại cảm giác lạ lẫm. Huế hiện lên cũng là lạ, như cô gái bước ra từ đóa sen thiền. Sông Hương xin giới thiệu những bài thơ vừa mới gửi đến của Lam Bình (tên thật là Hoàng Thị Mỹ Bình), hiện ở Hà Nội.
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Trần Mạnh Hảo - Hoàng Nhuận Cầm - Hoàng Vũ Thuật - Hoàng Cát - Đỗ Hoàng - Mai Văn Hoan - Nguyễn Loan - Phù Sa Lộc
LÊ THỊ MÂY
HOÀNG DIỆP LẠC
Nguyễn Man Kim - Nguyễn Đức Dũng - Hà Duy Phương - Phạm Thị Ngọc Thanh - Lại Đăng Thiện
LTS: Trong vai công chúa Tây Hạ (vở kịch Thành Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan), Nguyễn Tuyết Lộc đã để lại trong lớp học sinh Quốc Học – Huế những năm 1960 một hình ảnh khó quên. Hơn 50 năm sau chị mới trở lại Huế qua hai bài thơ giới thiệu trên Tạp chí Sông Hương số này.
LGT: Không làm dáng và càng không kiểu cách, những ngôn từ cuộc sống chân thật tự tình hiện diện khắp nơi trong thơ Ngô Thị Hạnh, chạy dọc những bờ gió và mang theo những câu chuyện, những cảm xúc nhuần nhị, những trăn trở đầy cá biệt… Cũng nhiều khi bắt gặp những riết róng thở gấp gáp của gió hậu hiện đại trong thơ của chị.
NGUYỄN THANH MỪNG
Uống cà phê với Nguyễn Mộng Giác
và Tạ Chí Đại Trường
Ngưng Thu - Đoàn Trọng Hải - Trần Tịnh Yên - Lưu Ly - Phan Công Tuyên
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT