Bạch Mã – cung đường du lịch xanh

15:04 01/07/2015

Cung đường hình chữ S dẫn du khách lên Bạch Mã, chơi vơi gió, chơi vơi mây và chơi vơi tất cả mọi xúc giác…

Đường đến với Bạch Mã cũng nên thơ, mướt một màu xanh trù phú (Ảnh: Ngọc Bích)

Cách thành phố Huế khoảng 50 km, Vườn Quốc gia Bạch Mã là nơi giáp ranh giữa mảnh đất cố đô trầm lắng và sự năng động của thành phố Đà Nẵng. Có lẽ vì thế mà nơi đây vừa mang nét hoang liêu, u tịch, vừa độc đáo, đa dạng trong hệ thống lớp lang các điểm vui chơi, thưởng lãm và khám phá.

Vườn quốc gia Bạch Mã có độ cao 1.450m so với mặt nước biển, được kỹ sư người Pháp tên M. Girard phát hiện vào năm 1932, sau đó được chính người Pháp biến nơi đây thành khu vực nghỉ dưỡng với hệ thống 139 biệt thự, khách sạn, bể bơi, đường giao thông… Có lẽ, sẽ không đủ thời gian để ai đó muốn khám phá Bạch Mã chỉ trong vòng một ngày.




(Ảnh: Ngọc Bích)
 



(Ảnh: Ngọc Bích)
 

Từ chân Bạch Mã, du khách có hai sự lựa chọn để bắt đầu chương trình du lịch. Hoặc là tự đi bộ lên núi và lần dở những nét đẹp trong bức tranh muôn màu nơi đây, hoặc sẽ thông qua một phương tiện vận chuyển duy nhất là ô tô với giá rất vừa phải (900.000 đồng/chuyến) vừa đi vừa về. Đối với những đoàn du lịch với số lượng lớn thì ô tô là sự lựa chọn hợp lý, vì sau khi lên tới đỉnh núi, du khách vẫn còn “toát hết mồ hôi” vì có quá nhiều cảnh đẹp “không chụp thì phí” và còn phải leo trèo mệt nghỉ. Nhưng dù với phương tiện gì thì bạn cũng nên trang bị cho mình một đôi giày thật kín và bền để đảm bảo an toàn cho đôi chân không bị trầy xước và không bị vắt “hỏi thăm", hoặc một đôi xăng-đan có độ bám tốt  và thoáng để dễ dàng di chuyển.




(Ảnh: Đò Điệm)


Càng lên cao, không khí càng loãng, sương mù dày đặc che kín cả lối đi (Ảnh: Đò Điệm)



(Ảnh: Ngọc Bích)
 

Bạch Mã đẹp, thơ mộng với mây gió ngút ngàn, với hoa thơm bướm lượn bên những khe suối cạn ven đường, với hoa đỗ quyên dịu dàng một dải bên bờ thác hùng vĩ cao 300m, với những áng mây bay có thể tự tay chạm vào rồi bất giác vụt qua…



Bạch Mã nhìn từ Vọng Hải Đài bao quát được cả một quần thể thắng cảnh xứ Huế (Ảnh: Ngọc Bích)


Bạch Mã đẹp, vẻ thanh tịnh của tiếng chuông vời vợi bên cạnh Vọng Hải Đài, của những biệt thự cổ xưa ẩn hiện sau những rặng cây xanh hay lớp lớp sương giăng kín lối, như tan dần vào miền cổ tích xa xưa...




Tiếng chuông âm vang trên ngọn Vọng Hải Đài (Ảnh: Ngọc Bích)

 



(Ảnh: Đò Điệm)


Bạch Mã đẹp, vẻ đẹp của sự tinh nghịch trên mỗi cung đường lắt léo, lúc làm ta quẹo qua bên này, lúc lại ngả qua bên khác, lúc lại như thách đố với những chỉ dẫn mù mờ, nhưng không gợn lên một chút khó chịu, chỉ là tò mò và khát khao khám phá nhiều hơn. Nếu ví Bạch Mã như một cô gái đẹp thì vẻ đỏng đảnh, tiểu thư kia chỉ khiến cho bao trái tim ngây ngất mà phải chiều lòng để hợp ý giai nhân mà thôi.



Cung đường ngoằn nghèo đi lên đỉnh núi (Ảnh: Đò Điệm)
 


(Ảnh: Ngọc Bích)


Và, Bạch Mã càng đẹp hơn với sự rộng mở của chính mình. Ai đến với Bạch Mã, nếu đứng từ Vọng Hải Đài có thể quan sát được thêm nhiều danh thắng khác của mảnh đất cố đô. Đó là hồ Truồi bát ngát xanh trong với diện tích 400ha, là Thiền viện Trúc Lâm sừng sững, ẩn hiện trong làn khói mơ màng vô tận, và có thêm cả đầm Cầu Hai vốn nổi tiếng với nhiều sản vật cũng như nét nguyên sơ trong từng ngóc ngách nhưng đượm màu an nhiên.



Một tay chạm đến mây trời... (Ảnh: Ngọc Bích)


Sẽ là thiếu sót nếu không nói rằng, Bạch Mã đẹp, đẹp đến bí ẩn. Mỗi một điểm dừng chân đều khiến bao du khách phải xuyến xao bởi vẻ đẹp khó lý giải ấy. Và mỗi lần đến đây, Bạch Mã đều gợi lên một cảm giác lạ lẫm như thể ta chưa từng đến nhưng lại bao dung, hiền hòa với những lời nhắc nhở trong thinh lặng:

Không mang gì về ngoài những bức ảnh đẹp
Không để lại gì ngoài những dấu chân

 



Hoa Bồ công anh trên Vọng Hải Đài (Ảnh: Ngọc Bích)


Thế cho nên, nơi đây từng là nơi ẩn náu an toàn cho bộ đội ta trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt nhất. Di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia Địa đạo Bạch Mã, do quân giải phóng – Tiểu đoàn 2, Tỉnh đội Thừa Thiên Huế xây dựng từ 09-12/1973 với chiều dài 140m, chiều cao 1,85m và rộng 1,45. là minh chứng cho những bí ẩn mà ngọn núi linh thiêng này hằng mang. Và Bạch Mã, với địa thế độc đáo của mình, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.




Địa đạo Bạch Mã (Ảnh: Đò Điệm)
 

Đi sâu vào ngọn núi bí ẩn, lớp lang hệ thống động thực vật như được vén lên trước mắt chúng ta với rất nhiều những loài cây quen thuộc, cả những loài cây lạ mà nếu không đọc chỉ dẫn sẽ khó đoán biết được. Động vật ở Bạch Mã có nhiều loài cực hiếm như gà lôi lam màu trắng, trĩ sao (có con dài tới 2m cả đuôi, cao gần 0,5m), sao la… Riêng chim có 333 loài, là điểm hẹn thú vị của dân mê chim trên cung đường phượt. Nếu may mắn, trong lộ trình khám phá Bạch Mã, du khách được anh kiểm lâm Trương Cảm  “nhà chim học” (anh có thể nói được mấy chục “ngoại ngữ” chim và thú) làm hướng dẫn viên du lịch thì sẽ còn hiểu biết thêm được nhiều điều bổ ích hơn nữa. Nếu tính sơ bộ thì tại Bạch Mã cũng sở hữu đến 338 loại cây thuốc nam đa dụng, và cây hoa đỗ quyên (có đến hơn chục loại) mọc trải thảm bên bờ thác Đỗ Quyên – thác cao nhất ASEAN là một trong số đó. Ngoài ra còn có nhiều loài cây có thể sẽ khiến bạn tò mò hơn nữa vì mới nghe lần đầu như: nam Trường Sơn, thổ phục linh, thạch xương bồ, bướm bạch, bạch hoa thiết xà… Thêm một bất ngờ nếu như len lỏi vào con đường rừng, bạn bắt gặp được loài hoa ngô đồng vương giả, hiếm hoi mà hiện nay chỉ thấy được ở Đại nội Huế. Vào khoảng độ tháng 3, tháng 4, hoa ngô đồng bắt đầu rơi, tạo nên một chút thi vị, cao quý và đáng nhớ trên hành trình khám phá Bạch Mã.
 


Lá phong (Ảnh: Ngọc Bích)



Du khách thích thú lưu lại hình ảnh với cây cối Bạch Mã (Ảnh: Ngọc Bích)



Những bức hình độc đáo tại các điểm dừng chân (Ảnh: Đò Điệm)
 


(Ảnh: Ngọc Bích)


Những người say mê du lịch sẽ không xa lạ với câu nói “Xem cây vào Cúc Phương, ngắm thú đến Cát Tiên, tắm thác lên Bạch Mã”. Cũng đúng thôi vì  Bạch Mã sở hữu quá nhiều những ngọn thác đẹp như níu cả trời cao sà xuống đất, với những tên gọi mỹ miều như Đỗ Quyên, Hoàng Yến, Trĩ Sao, thác Bạc, Ngũ Hồ… Và Đỗ Quyên được xem là ngọn thác đẹp nhất, cao nhất với bạt ngàn đỗ quyên bên dòng thác trắng. Đỗ quyên là loài hoa đặc trưng của Bạch Mã, cũng chính là quốc hoa của Nepal, xứ sở sinh ra thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) tại vùng Lumbini, vì thế, hương sắc trong trẻo, thanh cao của loài hoa ấy cộng hưởng với tiếng ầm ào của thác, họa nên bức tranh thủy mặc chốn Bạch Mã tuy xa mà gần, đầy sức hút.



Thác Đỗ Quyên trứ danh (Ảnh: Viết Phong)


Hiện nay, Vườn quốc gia Bạch Mã bắt đầu mở rộng mô hình ươm giống các loại cây, đặc biệt là phong lan để làm phong phú thêm hệ thống sinh vật cảnh cho Bạch Mã. Tọa lạc ngay bên cạnh con đường lớn dẫn lên đỉnh núi, vườn ươm sẽ là một chốn thưởng lãm cho những ai mê cây cảnh, hoa lá và luôn tấp nập với các loài ong bướm kéo về hút nhụy.




Những ngôi biệt thự mờ sương trên cung đường khám phá (Ảnh: Ngọc Bích)



Những nét kiến trúc kiểu Pháp càng làm cho Bạch Mã thêm vẻ lãng mạn (Ảnh: Ngọc Bích)


Những căn biệt thự ở Bạch Mã mang kiến trúc châu Âu cũng là một điểm nhấn cho mỗi điểm dừng chân của du khách. Bạch Mã từng được ghi nhận có 139 biệt thự được xây dựng từ thời Pháp thuộc với những têm gọi diễm lệ như Morin 1, Morin 2, Cẩm Tú… nhưng đã hoang phế do biến động của lịch sử, do chiến tranh lẫn bàn tay con người. Kể từ cuối những năm 1990 đến đầu những năm 2000, có 9 biệt thự (nhà nghỉ) với 54 phòng ở đỉnh Bạch Mã được trùng tu, phục hồi để phục vụ du lịch nghỉ dưỡng. Gần đây nhất, biệt thự Phong Lan và các dịch vụ du lịch khác đã được khai trương và đưa vào hoạt động kể từ ngày 18/05 do Công ty TNHH DV-DL Thanh Tâm tiến hành sửa chữa, nâng cấp trước đó với tổng diện tích trên 3.500m2. Ngoài ra, VQG Bạch Mã cũng đã giao và ký hợp đồng với Công ty TNHH DV-DL Thanh Tâm khai thác toàn bộ hoạt động du lịch tại VQG Bạch Mã với tổng diện tích quy hoạch trên 300 ha. Trong tương lai gần, Bạch Mã hứa hẹn sẽ là điểm du lịch lý thú dài ngày cho các tour du lịch dài ngày tại Huế.



(Ảnh: Ngọc Bích)


Với Huế, Bạch Mã là một tuyệt tác của tạo hóa, và đang đẹp dần lên từng ngày với những sự đầu tư đúng mực, có ai nỡ bỏ qua?!

 
Theo Ngọc Bích (Khám phá Huế)

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chiều 9/10, tại thành phố Huế, Văn phòng đại diện báo Đại Đoàn Kết tại Trung Trung Bộ đã làm lễ ra mắt Văn phòng liên lạc của báo tại tỉnh Thừa Thiên  Huế.

  • Sáng 9/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền, tỉnh TT.Huế) tổ chức khai mạc trại sáng tác Văn học Nghệ thuật trẻ năm 2018.

  • Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận kết quả bầu chức danh Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật nhiệm kỳ 2015 - 2020.

  • Quý bạn đọc thân mến.
    Tháng Mười, chúng ta có thêm dịp tôn vinh cái đẹp qua góc nhìn đầy nữ tính trên Sông Hương. Hầu hết ở các chuyên mục trên số báo 356 này đều hướng về phái đẹp. Và chính họ đồng thời sáng tạo nên cái đẹp khơi nguồn sự sống vĩnh hằng. Chùm thơ mở đầu với sự góp mặt của những tác giả nữ ở Huế như Đông Hà, Bạch Diệp, Châu Thu Hà, Lưu Ly cùng nhiều tác giả nữ trong nước và ở nước ngoài, mỗi bài thơ như từng ô cửa sổ nhỏ xinh được mở ra vào một sáng tinh với ánh mặt trời chưa làm khô mất những giọt sương giữa thảo nguyên xanh ngút.

  • Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin:

     

  • Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đồng chí đã từ trần hồi 23 giờ 12 phút ngày 1/10/2018, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

  • Tối ngày 29/9, tại hội trường Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế Trung tâm Hỗ trợ sáng tác - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ Bế mạc trại sáng tác Âm nhạc “Huế Xưa và Nay”.

  • - Bác Hồ với điện ảnh Việt Nam - TRỌNG NGUYỄN
    - Tương lai đô thị Huế - LÊ VĂN LÂN
    + “Đô thị Huế”. Ảnh HẢI PHONG

  • Sáng 19/9, tại thành phố Đà Lạt, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật đã tổ chức Hội nghị tập huấn tiếp tục triển khai nhiệm vụ “Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam".

  • Sáng ngày 23/9,  tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên- Huế phối hợp với Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ 21 của Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA).

  • Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin:
     

  • Ngày 22/9 tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị tổ chức chương trình  Liên hoan “Vui Tết Trung thu cùng nghệ thuật Điềm Phùng Thị”.

  • Sáng 22/9, tại khách sạn Hương Giang, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương đồng tổ chức họp báo Đại hội lần thứ 21 của Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA).

  • Sáng 21/9, tại nhà hát Ca kịch Huế, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Nghệ sĩ Sân khấu tại Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 âm lịch). 

  • Theo nguồn tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Trần Đại Quang, sinh năm 1956, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do mắc bệnh hiểm nghèo, mặc dù được các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước hết lòng cứu chữa, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện, nhưng đã không qua khỏi.

     

  • Tối 19/9, tại Bia Quốc Học, TP. Huế, Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế đã tổ chức “Ngày Hội Lân Huế năm 2018”. Đây là sự kiện về Lân đầu tiên được tổ chức tại Huế góp phần quảng bá vẻ đẹp của vùng đất Cố đô.

  • Chiều 18/9, tại hội trường Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên huế, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Thời gian – Khoảnh khắc”. Triển lãm nhân dịp kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế (18/9/1945 – 18/9/2018).

  • Sáng 17/9, Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ Khai mạc và trao giải Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Bắc Trung Bộ lần thứ XXV - 2018.

  • Chiều ngày 13/9,  Tạp chí Sông Hương đã tổ chức giới thiệu tác phẩm Đạp xe ra ngoại ô của nhà thơ Từ Hoài Tấn.

  • Sáng ngày 13/9, Hội khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Thừa thiên Huế - Những minh chứng lịch sử. Đến dự có ông Nguyễn Dung – Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.