Ba mươi cái cúi đầu bắt buộc

11:00 08/07/2009
FRED MARCHANT (Mỹ)                 Tặng Diệu LinhTựa đề của bài thơ là viết sau ba mươi năm Mậu Thân. Ba mươi cái cúi đầu bắt buộc về những mất mát, những nỗi đau do chiến tranh gây ra.

Fred Marchant (Ảnh: hcam.tv)

Tuyết rơi vào cuối tháng ba, những bông tuyết trơn nước kêu xì xì trên lối đi bên đường.
Những cành cây trơ trụi, cúi mình trước cơn gió mạnh thổi từ biển vào.
Trên truyền hình tối qua có chiếu chương trình tưởng nhớ tới đồi Hotel Company, đổ máu trên đồi 881.

Lệnh cho người lính bình nhì phải đi tìm về một người lính thuỷ khác, đang hấp hối, lệnh được tuân theo và rồi hai người cùng chết.
Người cựu thượng sĩ với giọng nói cao vút, khuôn mặt như thầy tu và như sắp chảy nước mắt.
Truyền hình giả dối để ý tới những giọt nước mắt này, người phát thanh viên ngừng lại để người đàn ông trên truyền hình ngăn những giọt nước mắt lại.

Cái gọi là “chúng ta không muốn có mặt ở đó”, mệnh lệnh của đất nước, thằng con trai ở nông trại muốn đi đánh lại những người cộng sản.
Da trên người tôi ngọ ngoạy khó chịu trên chiếc ghế bành êm.
Trong ký ức tôi chợt hiện về những cuộc tranh cãi, đúng hay sai, ai đúng và ai đúng hơn và rồi những ký ức đó lại biến mất, như đoạn phim bị cắt.

Người cựu thượng sĩ báo cáo rằng anh ta bị nhổ vào mặt.
Tôi tự hỏi tôi có tin được anh ta không.
Rồi tôi lại cảm thấy có lẽ mình nhỏ mọn quá khi nghi ngờ anh ta như vậy.

Chúng ta được kể lại rằng, ông ta làm chủ trung tâm bán hoa và cây cảnh lớn nhất ở Los Angeles và một phần của tôi là ở những cái cây đã giúp ông ta tiếp tục bước đi, đã là mơ ước của ông ta để làm lại, nhưng cuộc sống của những chiến binh tử trận không bao giờ trở về nhưng cũng không biết chắc có bị mất tích hay không.
Tất cả cuộc sống xanh tươi đó, cái không khí ấm và ẩm ướt của nhà kính đó, những tưởng nhà làm bằng như trong suốt, và không có máu đổ ở bất cứ nơi đâu cả.
Một bức ảnh chụp từ bậc cấp của một ngôi chùa nơi Thích Quảng Đức rời bỏ để tự thiêu ở Sài Gòn; một chiếc thuyền rồng trôi lơ lửng trên dòng sông Hương.

Một cây chuối đầy đủ Lá gập xuống bên chiếc thuyền một người đàn ông dáng vẻ nghiêm nghị: Đó là hình ảnh về sự tang tóc của tôi.
Một hình ảnh khác: Chính tôi lúc này ở đằng trước con đại bàng, quả địa cầu và cái neo gấp lại(1) của quân đoàn tay phải giơ lên(2) và mắt tôi không để ý đến bất cứ cái gì cả.

Đứng ngay bên cạnh tôi là cha mẹ tôi, mắt họ cũng có vẻ lạ thường và trống vắng.
Đó là vào năm 1968, và chẳng ai trong chúng tôi biết chúng ta đang làm gì cả.

Đó là lý do tại sao bây giờ tôi ghét Hartford(3) là lý do tại sao tôi lái xe vòng vòng quanh thành phố, là tại sao tôi bị lạc giữa xa lộ để dẫn tôi đến chỗ ghi danh đi lính tình nguyện.
Hình ảnh trên truyền hình quay quanh hình ảnh biểu tình chống đối, đánh bằng dùi cui, và một giọng phát thanh viên cất lên nói về cuộc chiến tranh “không được nhiều người ủng hộ” đó.
Những lời nói vang lên từ trường trung học và thời kỳ biết tình dục sớm, tuổi niên thiếu ngột ngạt và thời kỳ chúng tôi lại muốn có sổ lưu bút và chụp hình chung của cả lớp,

Để đếm những bạn vắng mặt, những khuôn mặt chúng ta có thể gạch tên.
Trên tầng hai nhà tôi có một thanh kim loại treo cái đầu lâu và sừng của một con hươu núi ở Việt Nam.
Một thanh kim loại treo một sợi dây đeo cổ có cái mặt là một con mắt màu xanh của đạo Cao Đài.
Trong phòng ăn, phía trên bàn, là một bức sơn mài tả một nhà thơ đang viết. Ông ta đeo kính. Ông sống ở Hà Nội gần chùa Một Cột.

Giá sách của tôi chất đầy sách tôi dùng để dạy về chiến tranh: Những cuốn tiểu thuyết, bài thơ, sách dành cho học giả, và những cuốn sách phân tích về chiến tranh.
Một con rối nước nhìn nửa đàn ông nửa đàn bà rũ xuống ở trong góc.
Tôi mua trái cây và trà để đãi bạn tôi - nhà văn Việt Nam, anh Tô Nhuận Vỹ, và đứa con gái thông minh sáng láng của anh ấy.

Họ đang bước trên tuyết tới bậc thềm rải muối để làm tan tuyết. Tôi muốn hét lên cho họ nghe rằng hãy cẩn thận vì ở đây trơn lắm.
Trái tim tôi biết rằng suốt ba mươi năm qua chúng ta đã học và thay đổi.
Nhưng không, từ trong sâu thẳm, tôi sợ đất nước tôi.

              
Tháng 3 - 1998
    TÔ DIỆU LINH Chuyển ngữ
(179-180/01&02-04)

---------------------------
(1) Con đại bàng, quả địa cầu và cái mỏ neo là biểu tượng của quân Marine, lính thuỷ đánh bộ của Mỹ.
(2) Giơ tay phải lên để thề phục vụ cho đất nước.
(3) Một thành phố của bang Connecticut nơi Fred ghi danh tình nguyện đi lính, ngay sau khi vừa tốt nghiệp đại học.

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • THÁI KIM LAN

    KINHIN* im Frühling
    (*Das Gehen in Achsamkeit und Bewußtheit)

  • EVGHÊNI EVTUSENKÔ

    Tưởng niệm Anđrây Đimitiêvich Xakharôv

  • LTS: Ca khúc “Thời gian đang chuyển mình” được phát hành trong album cùng tên vào năm 1964. Dylan viết ca khúc này nhằm phản ánh những sự biến đổi của thời cuộc.

  • Thi sĩ Christopher Merrill được giới phê bình văn chương Mỹ trân trọng, như W.S. Merwin đánh giá, là “một trong những nhà thơ tài năng, táo bạo, và thành công nhất của một thế hệ thi ca hiện đại.”

  • Nhà thơ Müesser Yeniay, sinh năm 1984, tại Izmir - Thổ Nhĩ Kỳ. Chị tốt nghiệp Đại học Ege môn Anh ngữ và Văn học, nhận bằng Tiến sĩ Văn học Thổ Nhĩ Kỳ tại Đại học Bilkent. Chị từng đoạt một số giải thưởng Văn học tại Thổ Nhĩ Kỳ. Thơ Müesser Yeniay đã được dịch sang nhiều thứ tiếng. Müesser Yeniay hiện là biên tập viên Tạp chí Văn học Şiirden, Thổ Nhĩ Kỳ.

  • Jan Skacel (1922 - 1989) là một trong số những nhà thơ chủ chốt trong văn học Séc nửa sau thế kỷ 20. Ông cũng là nhân vật có vai trò quan trọng trong đời sống văn học Tiệp Khắc với tư cách là Tổng Biên tập tạp chí Host do domu trong các năm từ 1963 đến 1969.

  • LTS: Khi Sông Hương gửi những dòng thơ này đến với bạn đọc thì Paris đã yên bình sau cơn ác mộng khủng bố IS. Nhân loại đang đứng bên người Pháp: “Je suis Paris! Tôi là Paris! Nhân loại là Paris!” Lá cờ nước Pháp nhung phủ hàng triệu gương mặt người. Và những bài thơ dành cho Paris đã ngân lên, đơn giản, đó là biểu tượng xứ sở nghệ thuật của thế giới, là nơi Cách mạng Pháp với Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền đã mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới cho nhân loại…


  • Buổi sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001, bạn làm gì?

  • LTS: "Maiacôpxki là lá cờ đầu của thơ ca tháng Mười. Và làm thơ ca ngợi cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, ông luôn luôn đặt ra những câu hỏi lớn về viễn cảnh của cuộc cách mạng, về tương lai của nhân loại.

  • LGT: Nhà thơ Charles Simic sinh vào ngày 9/5/1938 tại Nam Tư, nơi ông có một tuổi thơ đau thương trong chiến tranh thế giới thứ II. Năm 1954, ông theo gia đình di cư sang Mỹ.

  • JOSEPH BRODSKY

    LTS: Sinh năm 1940 tại Peterbuorg. Năm 1970, ông sang định cư ở Mỹ và dạy học tại Đại học Columbia. Ông làm thơ bằng tiếng Nga và tiếng Anh. Năm 1987 ông đoạt giải Nobel văn chương.
    Những bài thơ Sông Hương chọn giới thiệu được trích trong tập “Tĩnh vật và những bài thơ khác” từ bản dịch của Hoàng Ngọc Biên.

  • Billy Collins (sinh ngày 22/3/1941) là thi sĩ nổi tiếng ở Mỹ. Ông đã từng hai lần được bầu là Thi bá, hay còn gọi là Nhà thơ danh dự (Poet Laureate) của Hoa Kỳ, lần đầu vào năm 2001 và lần thứ hai vào năm 2003. Trong các năm từ 2004 đến 2006 ông được bầu là Thi sĩ của bang New York.

  • LGT: Nakahara Chuya (Trung Nguyên Trung Dã) (1907-1937) là một gương mặt chói ngời của văn học Nhật Bản cận đại dù mất ở tuổi ba mươi và chỉ kịp để lại hai thi tập “Bài ca sơn dương” (Yagi no uta) và “Bài ca ngày tháng cũ” (Arishihi no uta).


  • A. VÔZNHÊXENXKI

  • LTS: Ngày 18-2-1987, phiên họp của Ban thư ký Hội nhà văn Liên Xô đã hủy bỏ quyết định năm 1958 khai trừ nhà thơ, nhà văn Xô-viết Bôrít Pasternak ra khỏi Hội nhà văn.

  • Liana Margescu sinh ngày 7/5/1969 tại Campulung Muscel, ở Romania trong một thị trấn nhỏ miền núi. Vì là đứa con duy nhất nên người cha còn hơn là hình tượng một người cha đã đóng một vai trò thiết yếu trong sự trưởng thành của con gái. Một người cha dạy những giá trị đích thực của đời sống, như là tình bằng hữu, tự do, sự thật, ngay cả khi Romania nằm dưới sự kiểm soát của chế độ chuyên chế Ceausescu. Tác giả đã nhận được giải thưởng ở Italia.

  • Jaroslav Seifert - Frana Sramek - Miroslav Kapek - Michal Cernik

  • Gwendolyn Elizabeth Brooks (1917 - 2000), là nhà thơ Hoa Kỳ gốc châu Phi. Bà từng có thơ đăng tạp chí từ năm 13 tuổi. Năm 1950 bà được giải Pulitzer về thơ, và như thế là người da đen đầu tiên ở Hoa Kỳ có vinh dự này.

  • A.X.PUSKIN

    Khúc ca về Ô leg minh quân