‘Vào mùa trăng’: Một thế giới khác của giáo sư Hà Minh Đức

09:39 07/01/2019

Cuốn sách “Vào mùa trăng” tập hợp 50 bài thơ tình được sáng tác trải dài theo năm tháng của giáo sư-nhà giáo nhân dân Hà Minh Đức - một trong những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam.

GS.NGND Hà Minh Đức và GSTS.NGND Nguyễn Văn Khánh hội ngộ trong lễ kỷ niệm 25 năm Khoa Báo chí và Truyền thông - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

“Thơ tình ở giữa mộng và thực, riêng tư và cộng đồng, đời thường và tâm linh… Trở về với cuộc sống của một người yêu thơ, tập sự với trang thơ, thơ tình là điều gần gũi. Xúc động, tâm tình và ghi lại kỷ niệm qua năm tháng với bóng dáng người tình vô hình và hữu hình bao giờ cũng là điều thi vị,” giáo sư Hà Minh Đức chia sẻ.

Báo Điện tử VietnamPlus trân trọng giới thiệu với độc giả bài viết của nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam về cuốn sách “Vào mùa trăng”:

“Bên cạnh sự đồ sộ của những công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học, giáo sư Hà Minh Đức còn có tới 14 tập sách sáng tác gồm các thể loại bút ký, truyện ngắn, chân dung văn học và thơ. Tôi không cho đó là sự viết thêm vào một sự nghiệp lớn đã được khẳng định, mà thực sự là một mảng cống hiến không thể bỏ qua.

Lúc giáo sư chuẩn bị ra tập thơ đầu tay, tôi có may mắn được giáo sư cho đọc bản thảo. Tôi hăm hở đọc trong sự ngạc nhiên. Thế rồi, tập thơ đầu ra mắt. Và chẳng bao lâu, giáo sư lại đưa cho tôi tập bản thảo mới, rồi tập nữa, tập nữa. Cứ thế, tôi đã đọc với sự trân trọng đặc biệt. Để viết lời giới thiệu, tôi còn phải đọc đi đọc lại nhiều lần.

Đúng là phải nhiều lần vì đây không còn là việc đọc văn mà là tìm người. Vì mỗi lần đọc lại, tôi lại phát hiện ra một cái gì đó mà vào thời điểm nào đó, một tâm thế nào đó không thấy hết cái ẩn ý, cái vô thanh của nó.

‘Vào mùa trăng’ là một tập chọn lọc từ ba tập thơ của giáo sư, ngoài ra, còn có thêm một số bài mới. Cảm giác liền mạch, tập trung đủ để cho ta nhận ra một phần tâm hồn, một cách cảm, một độ rung. ‘Nồng nàn hương biển hương em/ Sóng cuốn đánh dạt em vào đời anh/ Anh như bức thành/ Bỗng nhiên tan vỡ’ (Hạ Long ngày ấy).

Một người bị say sóng tình. Một sự đổi ngôi. Ta bắt gặp cái lắc lư của người đang yêu với tất cả cái bất thường, vu vơ, thao thức, mộng mơ của nó. Tôi đã từng nghe nói, những người tình đều là những cặp thi nhân. Đúng như thế thật. Này đây: ‘Một chiều gặp nhau/ Mưa chợt đến/ Và chúng ta chụm lại/ Dưới mái hiên lặng lẽ giữa trời…’

Một tình cờ như mọi tình cờ. Những gì diễn ra thì rời rạc, xa lạ…
 


Đọc thơ của giáo sư Hà Minh Đức, tôi rất chú ý những mạch ngầm kín đáo ấy, từ đó mà nhận ra một cách cảm nhận riêng. Vậy, tôi đã thấy gì? Giáo sư Hà Minh Đức là đồng tác giả một tác phẩm nghiên cứu công phu về thơ, hình thức và thể loại. Ở đó, giáo sư chỉ ra những nguyên tắc, những quan niệm phổ quát, những cái được xem như những phép tắc cơ bản về thơ,

Còn ‘Vào mùa trăng,’ giáo sư lại không cho một phép tắc nào cả. Nói chính xác hơn, giáo sư chỉ vâng theo phép tắc duy nhất là những lời mách bảo của trái tim mà thôi. Tôi yêu sự thành thực và bàng hoàng của những câu thơ sau:

Tuổi trẻ của em như một
vầng trăng sáng
Tôi với em chênh nhau
nhiều năm tháng
Nên mơ hồ lẫn lộn thời gian
(Thành phố và em)


Với một người như giáo sư Hà Minh Đức, thật không dễ để hạ bút ‘Tôi với em chênh nhau nhiều năm tháng.’ Câu thơ thành thực làm ta cảm động. Tác giả dũng cảm trao sự tin cậy cho người đọc.

Trường cảm chủ yếu trong ‘Vào mùa trăng’ là tâm tình. Bút pháp quan trọng nhất là tự nhiên. Với hai ưu điểm ấy, tác giả rút ngắn rất nhiều khoảng cách giữa người viết và người đọc.

Nhà thơ chỉ huy cả một binh đoàn chữ, thiên biến vạn hóa không thể đoán định. Phù phép thế nào tùy thích nhưng đích đến phải tạo ra sự đồng cảm. Thơ của giáo sư Hà Minh Đức níu kéo ta ở lại chính là sự đồng cảm ấy. Tôi rất tin khi anh viết: ‘Anh đã đánh mất tình yêu/ Như mất chính mình/ Còn em, đang đi đi trong đêm/ Có thể gặp một tia sáng/ Hoặc chính để bóng tối chỉ đường/ Như kinh nghiệm biết nhận ra từ trong đau khổ’ (Chia tay).

Những lời trao gửi trong tình yêu là những tiếng nói thầm, chảy trong mạch nội tâm. Giáo sư rấ có ý thức tránh sự to tiếng, hoa mỹ, cố gắng tìm một cách nói kiệm lời mà hiệu quả để biểu cảm rất sâu… Giản dị, cô đọng, tự nhiên và thành thực phải chăng là cách riêng của giáo sư. Thật không dễ dàng để có thể viết: Hoặc chính để bóng tối chỉ đường - Như kinh nghiệm biết nhận ra từ trong đau khổ. Đây không còn là chuyện riêng trong tình yêu nữa mà thực sự là một kinh nghiệm sống, một sự từng trải sẵn sàng được nhận sự chia sẻ của nhiều người.

Bài ‘Vào mùa trăng’ được tác giả chọn làm tên chung cho tập này vẫn được viết theo lối kiệm lời, có khi chỉ là một nét phác nhưng lại có sức mời gọi sự liên tưởng của người đọc…

Từ tình yêu đôi lứa, tác giả muốn nâng lên thành tình yêu nhân loại nói chung. Để nhận ra tình yêu ấy, tác giả cần phải tạo ra hoặc đặt nó vào trong những bối cảnh, những độ chênh cần thiết để tình yêu khoe sắc và hiển hiện. Có phải thế chăng mà trong ‘Vào mùa trăng’ không có nhiều lắm những ngọt ngào, viên mãn mà nhiều hơn là những chia xa, những nhạt màu, những tình lang thang đọng lại nhiều day dứt.
 


Giáo sư-nhà giáo nhân dân Hà Minh Đức ghi lại cảm nghĩ trong chương trình "Vừng ơi mở cửa" - cuộc hội ngộ, giao lưu của các thế hệ sinh viên Văn khoa Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Khoa Văn học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) diễn ra tối 7/12/2018. (Ảnh: CTV)


‘Vào mùa trăng’ có những bài thơ nổi trội: ‘Nỗi nhớ ngày Đông,’ ‘Miền cổ tích của em,’ ‘Tuyết ở Cornell, ‘Chia tay,’ ‘Không đề’… Ở những bài thơ ấy, cảm xúc đủ để tạo nên những câu thơ có sức chạm vào trí nhớ: ‘Mùa Đông ơi. Xa cách quá chừng/ Những kỷ niệm rung chuông thời thơ ấu/ ngôi nhà ấm/ và tình thương của mẹ/ Tôi cảm tạ/ một mùa đông ân huệ/ Đêm lắng nghe tiếng nhạc đêm trong/ Hương hoa bay hương hoa lại thêm nồng.’

Thơ của giáo sư Hà Minh Đức coi đạm trọng hơn nồng, coi hồn cao hơn chữ. Đọc anh, ta thấy gần một tâm hồn ấp áp, đa cảm và tin cậ. Khi anh chợt thốt ‘Anh và em, hai bóng nhỏ/ Dễ xóa đi trong sóng gió cuộc đời’ thì ta hiểu những xót xa thân phận không còn là chuyện riêng của mỗi người. Tôi đọc mà thấy cứ vương vấn mãi. Hóa ra, đó cũng là chuyện kiếp người trong cõi vô thường bất tận.”.

Theo Vietnam+

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Giải thưởng văn học Sông Mekong lần thứ 11 sẽ diễn ra tại thủ đô Phnompenh, Campuchia vào cuối năm 2020. Hai tác giả Việt Nam đoạt Giải thưởng năm nay là tác giả Trần Nhuận Minh với tác phẩm sách thơ Qua sóng Trường Giang và tác giả Trần Ngọc Phú với tác phẩm Từ Biên giới Tây Nam đến đất Chùa Tháp.

  • Trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4-10-1920 - 4-10-2020), NXB Hội Nhà văn cho ra mắt bạn đọc tập sách dày dặn, công phu và nghĩa tình Tố Hữu - Một đường thơ, một đường đời.

  • Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng, người cuối cùng của phong trào Thơ mới vừa từ giã bạn đọc ở tuổi 100 – thi sĩ Nguyễn Xuân Sanh - là người “không để thơ… ngủ quên trên thành công của dòng lãng mạn trước đó”.

  • Đoàn Ngọc Thu nói rằng chị thích thơ của mình ngày xưa hơn. Những xúc cảm ấy vẫn như còn váng vất trong những vần thơ trong tập “Sau bão” (NXB Hội Nhà văn, 2020).

  • Ra đời cách đây 25 năm, bộ truyện “Kính Vạn Hoa” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có ý nghĩa đặc biệt, khơi luồng gió mới cho văn học thiếu nhi Việt Nam thời kỳ đổi mới, mang đến món ăn tinh thần lý thú bổ ích. Tuy nhiên, quá trình thực hiện bộ sách cũng thử thách những người chọn lựa bước trên con đường dài sáng tạo không ngừng nghỉ.

  • Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh sinh năm 1920 tại Ðà Lạt, nguyên quán Quảng Bình, lúc nhỏ theo học ở Trường Quốc học Quy Nhơn (cũ), sau đó chuyển ra Hà Nội.

  • Sáng 22/11/2020, Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thông báo chia sẻ tin buồn cho các nhà thơ và những người yêu thơ đó là nhà thơ tiền bối nổi tiếng Nguyễn Xuân Sanh vừa qua đời.

  • NXB Văn học giới thiệu “Nghề vương bụi phấn”, tác phẩm thứ ba của tác giả Nguyễn Huy Du, gồm những câu chuyện về tình thầy trò với văn phong mộc mạc, giản dị nhưng lôi cuốn, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

  • Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh sinh ngày 16 tháng 11 năm 1920, quê gốc thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông cũng là một trong những hội viên tiền phong tham gia xây dựng Hội Nhà văn Việt Nam. Năm nay ông tròn 100 tuổi. Hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức chúc thọ nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh tại trụ sở số 9, Nguyễn Đình Chiểu hôm 9/11/2020 với sự tham gia của lãnh đạo Hội, các nhà văn nhà thơ và đại diện gia đình của ông.

  • “Nẻo vào văn xuôi đương đại Việt Nam” là tập tiểu luận - phê bình của TS Bùi Như Hải, do NXB Văn học ấn hành tháng 9-2020.

  • Sáng 5-11, Viện Văn học Việt Nam đã tổ chức toạ đàm nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh PGS – nhà nghiên cứu văn học Vũ Đức Phúc. Đây là một dịp để các thế hệ Viện Văn học ngồi lại cùng ôn cố và “soi chiếu cho tương lai” – như lời PGS,TS Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học nhận định.

  • Bằng sự lao động miệt mài và nghiêm túc, nhà văn Lê Văn Nghĩa thường gửi đến độc giả những đầu sách độc đáo, nhiều cuốn trong số đó có giá trị như một “bảo tàng ký ức” của không chỉ riêng tác giả.

  • Thạch Lam (1910 - 1942) là đại biểu xuất sắc của văn xuôi lãng mạn Việt Nam thời kì 1930 - 1945. Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời (Nguyễn Tuân).

  • Sáng ngày 20/10/2020, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4/10/1920 – 4/10/2020).

  • Đã có nhiều nhà văn viết về Hà Nội - Thủ đô yêu dấu - như Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài, Nguyễn Khải… Nhưng tập truyện ký “Hà Nội và tôi” (NXB Hội Nhà văn) gần 300 trang với hơn 20 tác phẩm của nhà văn Vũ Ngọc Tiến, một người Hà Nội gốc, đã cho ta biết thêm một phần chân dung về những con người của đất Tràng An thanh lịch.

  • Tháng 10, nhân kỷ niệm 66 năm ngày Giải phóng Thủ đô, Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc một tác phẩm mới của nhà văn Nguyễn Trương Quý, cây viết vốn quen thuộc với những tản văn về các góc nhỏ của Hà Nội: “”Hà Nội bảo thế là thường”.

  • Rất lâu rồi, không có luận văn, luận án nào về thơ Tố Hữu. Cũng lâu lắm rồi, sau Hà Minh Đức, Trần Đình Sử… rất ít người viết về thơ ông. Tôi cũng chưa bao giờ viết về thơ Tố Hữu khi ông còn sống. Nhưng với chúng tôi, thơ Tố Hữu là nguồn suối tươi mát, mạch ngầm sống động trong đời sống tinh thần. "Chúng tôi" ở đây là thế hệ những người ở lứa tuổi 70. Trong quãng thời gian 70 năm của một đời người thì ít nhất có 30 năm (1954 - 1975) chúng tôi đã được sống với thơ Tố Hữu.

  • Bằng kiến thức của một chuyên gia đầu ngành và sự trân trọng quá khứ một đi không trở lại, ông đã chỉ ra giá trị của cuốn sách và ý nghĩa của việc làm sống lại những kí ức Hà Nội rất đặc biệt thông qua cuốn sách này...

  • Có một bộ phim tôi không thực nhớ nội dung, một bộ phim của Woody Allen mang tên "Đóa hồng tím ở Cairo", câu chuyện mang máng mà tôi còn nhớ, đó là một người phụ nữ thất bại trong tất cả mọi khía cạnh cuộc đời, rồi cô vào một rạp chiếu bóng, xem một bộ phim, và trong giây phút ấy, cô quên béng mất cuộc đời mình, cô òa khóc, không phải vì mình, mà vì những nhân vật trong phim.

  • Năm 1941, với việc xuất bản Dế mèn phiêu lưu ký ở tuổi 20 (bản in đầu tiên có nhan đề Con dế mèn), Tô Hoài có được hai vinh dự lớn trong nghề cầm bút: Trở thành người mở đầu thể loại truyện đồng thoại; Tác phẩm mở đầu lại là đỉnh cao của thể loại, đồng thời là một trong những áng văn học thiếu nhi nổi tiếng thế giới nhất của Việt Nam.