Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Trần Thanh Đạm vừa qua đời lúc 8g15 ngày 2-11 (nhằm ngày 21 tháng 9 Ất Mùi), hưởng thọ 84 tuổi.
Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Trần Thanh Đạm (1932-2015)
PGS. Trần Thanh Đạm sinh năm 1932 tại xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Năm 17 tuổi, ông đã vinh dự giảng dạy ở trường Sư phạm Nam Ninh. Trải qua mấy chục năm tự đào tạo, rèn luyện, đi thực tập ở Nga (bổ sung cho vốn Anh, Pháp, Hán…), giáo sư đã có một kiến thức rất rộng sâu: “Chữ nghĩa văn chương tám vạn tư/ Học thời không thiếu… cũng không dư”… Ông từng là giáo viên Trường trung học Kháng chiến Nguyễn Chí Diểu, giáo viên Khu học xá Trung ương, giáo viên Trường Sư phạm Trung cấp trung ương, phó trưởng Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội 1, hiệu trưởng Trường ĐHSP TP.HCM, phó viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục, trưởng Bộ môn Văn học nước ngoài Khoa Ngữ văn và Báo chí Trường ĐHKHXHNV (ĐHQG TP.HCM). ủy viên Hội đồng Lý luận Phê bình Nghệ thuật Trung ương, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Gắn bó với quê hươn Thừa Thiên Huế, ông từng đoạt giải của Hội Văn nghệ Thừa Thiên (năm 1950). PGS. Trần Thanh Đạm là tác giả của nhiều công trình khoa học đặt nền móng cho công tác nghiên cứu văn học nước nhà như Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể (1968), Tục ngữ và vấn đề nguồn gốc văn chương, Dẫn luận văn học so sánh, Tuyển tập văn thơ Nguyễn Trãi (1980).
PGS. Trần Thanh Đạm là thầy giáo của nhiều thế hệ sinh viên ngữ văn khắp cả trong nam ngoài bắc. Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Trần Thanh Đạm được tặng Huy chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
Hiện linh cữu quàn tại Nhà tang lễ TP: 25 Lê Quý Đôn, quận 3;
Lễ viếng bắt đầu lúc 16g ngày 3-11 (22 tháng 9 Ất Mùi);
Lễ động quan lúc 6g ngày 5-11 (24 tháng 9 Ất Mùi);
Linh cữu hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.
Các công trình khoa học đã xuất bản của Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Trần Thanh Đạm: 1. Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể (1968) 2. Tục ngữ và vấn đề nguồn gốc văn chương 3. Dẫn luận văn học so sánh 4. Sự chuyển tiếp của văn chương Việt Nam sang thời kỳ hiện đại 5. Trích giảng văn học lớp mười phổ thông / Huỳnh Lý, Lương Thanh Tường, Trần Thanh Đạm... - H. : Giáo dục. 1964 6. Giảng dạy văn học Việt Nam (Phần cổ điển và cận đại) ở trường phổ thông cấp ba / B.s: Trần Thanh Đạm, Bùi Văn Nguyên, Tạ Phong Châu. - H. : Giáo dục, 1966 7. Tuyển tập văn thơ Nguyễn Trãi / Trần Thanh Đạm, Phan Sĩ Phấn chọn bài, chú thích, giới thiệu. - H. : Giáo dục, 1967 8. Thơ văn Nguyễn Trãi / Trần Thanh Đạm, Phan Sĩ Tuấn tuyển chọn ; Đổ Ngọc Toại dịch nghĩa và chú thích thơ chữ hán ; Khương Hữu Dụng dịch thơ. - H. : Giáo dục, 1980 9. Văn học và cuộc sống : Tập lý luận - phê bình văn học / Mai Thanh, Trần Thanh Đạm, Chu Giang... - H. : Lao động, 1996 10.Làm văn 12 : Sách giáo viên / Trần Thanh Đạm (ch.b), Nguyễn Sĩ Bá, Lương Duy Cán, Hoàng Lân. - Tái bản lần thứ 2. - H. : Giáo dục, 1999. 11. Làm văn 11 : Sách giáo viên / Trần Thanh Đạm (ch.b), Nguyễn Sĩ Bá, Lương Duy Cán, Hoàng Lân. - Tái bản lần thứ 3. - H. : Giáo dục, 1999 12. Làm văn 10 : Sách giáo viên : Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000 / Trần Thanh Đạm (ch.b), Lương Duy Cán. - H. : Giáo dục, 2000 13. Văn Tâm Điêu Long / Lưu Hiệp ; Dịch: Trần Thanh Đạm, Phạm Thị Hảo. - H. : Văn học, 2007
|
Trường Giang
Vào lúc 15h ngày 03/05, tại trụ sở Liên hiệp Các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Goethe tại Hà Nội đã tổ chức cuộc giao lưu giữa văn nghệ sĩ Huế với nhà thơ Jan Wagner (CHLB Đức).
Vào lúc 15h ngày 27/04, UBND thành phố Huế, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế năm 2017 đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu Festival lần này tại Trung tâm Hành chính Thành phố.
Vào lúc 18h30 ngày 22/04, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình kích cầu “Tuần lễ Vàng du lịch tại khu di sản Huế” đợt 1 năm 2017 (từ ngày 22/04 đến ngày 28/04/2017) và chính thức mở cửa tham quan “Đại Nội về đêm” từ ngày 22/04/2017.
Vào lúc 14h30, ngày 21/04, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức buổi triển lãm sách của các nhà văn ở Huế và buổi nói chuyện chuyên đề: “Sách – Bài học về giá trị cuộc sống” tại thư viện Tổng hợp tỉnh, số 29A Lê Quý Đôn, nhân ngày sách Việt Nam lần thứ tư.
Nằm trong chương trình “Tình Sông Hương”, chương trình âm nhạc thiện nguyện "Thắp sáng niềm tin" nhằm phục vụ bệnh nhân tại Trung tâm Ung Bứu - Bệnh viện Trung Ương Huế đã được tổ chức vào lúc 18h ngày 15/4.
Nhân dịp kỷ niệm 170 năm thành lập Tập đoàn Carlsberg, Carlsberg Việt Nam phối hợp cùng Carlsberg Bequest và Young Global Pioneers (YGP) trao một suất học bổng cho bạn trẻ Việt Nam tham gia chương trình Hành trình Học tập YGP (YGP Learning Journey) kéo dài 3 tuần từ 23/7 đến 12/8/2017 tại Tanzania.
Vào lúc 14h30 chiều ngày 07/04, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi trao đổi về vấn đề dịch thuật với sự góp mặt của đông đảo các nhà nghiên cứu cùng các bạn sinh viên.
Vừa qua, Lê Thừa Tiến là họa sĩ Huế duy nhất được chọn tham gia triển lãm “Mở cửa mỹ thuật 30 năm thời kỳ đổi mới” do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh & Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) tổ chức tại Hà Nội năm 2016.
Trong sự dung hòa phong vị cảm thụ của nhiều thế hệ độc giả khác nhau, nhất là sự xung đối giữa cách tân và truyền thống, mảng Văn trên Sông Hương số tháng 4 này đăng tải hai truyện ngắn. Tiếng thở dài từ bạn viết trẻ ở Hà Nội thiên về cảm thức phi lý, ở đó căn cước cá nhân thường bị đóng vào trong dấu chỉ của một thứ cảm trạng nhiễu loạn, đầy hồ nghi và khủng hoảng. Truyện Hồ Xuân của một tác giả có tuổi ở Huế nhẹ nhàng, gợn chút sóng lao xao bởi ngọn gió xuân muộn màng thoảng qua tâm hồn của những con người quen nếp sống quê mùa thân thuộc.
Chiều 2/4, tại Trung tâm Văn Thể mỹ (11 Đống Đa), Giải Bóng bàn Super League Huế 2017 đã chính thức khai mạc.
Mượn câu slogan của Ngành Du lịch Việt Nam "Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn" để nói về một vùng đầm phá ở Thừa Thiên- Huế- Phá Tam Giang.
Vào lúc 14h00 ngày 23/03, Khoa Ngữ văn thuộc trường ĐHKH Huế đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển” tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đang trong những ngày Huế kỷ niệm 60 năm thành lập Đại học Huế, bài viết “Tạp chí Đại học - đứa con tinh thần sáng giá của Viện Đại học Huế” in trong số này, nhắc đến một dấu ấn quan trọng mà đội ngũ trí thức của Huế năm xưa đã làm được. Đến nay, bộ tạp chí Đại học đã trở thành một di sản văn hóa quý báu, đóng góp nhiều tư liệu quan trọng cho công tác nghiên cứu hiện nay.
Nhà vua Akihito (Minh Nhân) lên ngôi vào ngày 07/01/1989, là Nhà vua thứ 125 của Nhật Bản sau khi Nhà vua Hirohito (Nhật hoàng Chiêu Hòa) băng hà.
Vào tối 10/02 (14 tháng giêng), cùng chung bầu không khí thơ Nguyên Tiêu của cả nước, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các Hội VHNT TT-Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu Đinh Dậu (2017) với chủ đề “Tiếng vọng mùa xuân”.
Sáng ngày 10/02 (14 tháng giêng) Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình Đầu năm viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế và thị xã Hương Thủy để tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất.
Không khí Xuân Đinh Dậu 2017 đang lan tràn khắp nơi. Những trang báo tết của Sông Hương được hình thành trong những ngày nắng mới lên sau hai tháng kỷ lục mưa Huế dầm dề hiếm có xưa nay. Đất trời đã chuyển vận theo biến đổi khí hậu, đó là những lời nhắc nhở của tạo hóa, và từ đó, nhân loại cũng phải nhìn nhận lại cách ứng xử của mình - “phải biết lễ độ trước thiên nhiên”. Xa hơn, con người đã đến lúc cần nhìn lại về cuộc sống của mình như thế nào cho đúng bản chất đời sống mà tạo hóa đã ban cho.
Vào lúc 15h00, ngày 14/01, Hội Nhà văn TT Huế đã tổ chức “Lễ tổng kết hoạt động năm 2016 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2017” tại hội trường Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TT Huế.
Vào lúc 08h, ngày 11/01, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế 2016 đồng thời triển khai nhiệm vụ công tác năm 2017.