Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Trần Thanh Đạm vừa qua đời lúc 8g15 ngày 2-11 (nhằm ngày 21 tháng 9 Ất Mùi), hưởng thọ 84 tuổi.
Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Trần Thanh Đạm (1932-2015)
PGS. Trần Thanh Đạm sinh năm 1932 tại xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Năm 17 tuổi, ông đã vinh dự giảng dạy ở trường Sư phạm Nam Ninh. Trải qua mấy chục năm tự đào tạo, rèn luyện, đi thực tập ở Nga (bổ sung cho vốn Anh, Pháp, Hán…), giáo sư đã có một kiến thức rất rộng sâu: “Chữ nghĩa văn chương tám vạn tư/ Học thời không thiếu… cũng không dư”… Ông từng là giáo viên Trường trung học Kháng chiến Nguyễn Chí Diểu, giáo viên Khu học xá Trung ương, giáo viên Trường Sư phạm Trung cấp trung ương, phó trưởng Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội 1, hiệu trưởng Trường ĐHSP TP.HCM, phó viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục, trưởng Bộ môn Văn học nước ngoài Khoa Ngữ văn và Báo chí Trường ĐHKHXHNV (ĐHQG TP.HCM). ủy viên Hội đồng Lý luận Phê bình Nghệ thuật Trung ương, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Gắn bó với quê hươn Thừa Thiên Huế, ông từng đoạt giải của Hội Văn nghệ Thừa Thiên (năm 1950). PGS. Trần Thanh Đạm là tác giả của nhiều công trình khoa học đặt nền móng cho công tác nghiên cứu văn học nước nhà như Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể (1968), Tục ngữ và vấn đề nguồn gốc văn chương, Dẫn luận văn học so sánh, Tuyển tập văn thơ Nguyễn Trãi (1980).
PGS. Trần Thanh Đạm là thầy giáo của nhiều thế hệ sinh viên ngữ văn khắp cả trong nam ngoài bắc. Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Trần Thanh Đạm được tặng Huy chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
Hiện linh cữu quàn tại Nhà tang lễ TP: 25 Lê Quý Đôn, quận 3;
Lễ viếng bắt đầu lúc 16g ngày 3-11 (22 tháng 9 Ất Mùi);
Lễ động quan lúc 6g ngày 5-11 (24 tháng 9 Ất Mùi);
Linh cữu hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.
Các công trình khoa học đã xuất bản của Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Trần Thanh Đạm: 1. Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể (1968) 2. Tục ngữ và vấn đề nguồn gốc văn chương 3. Dẫn luận văn học so sánh 4. Sự chuyển tiếp của văn chương Việt Nam sang thời kỳ hiện đại 5. Trích giảng văn học lớp mười phổ thông / Huỳnh Lý, Lương Thanh Tường, Trần Thanh Đạm... - H. : Giáo dục. 1964 6. Giảng dạy văn học Việt Nam (Phần cổ điển và cận đại) ở trường phổ thông cấp ba / B.s: Trần Thanh Đạm, Bùi Văn Nguyên, Tạ Phong Châu. - H. : Giáo dục, 1966 7. Tuyển tập văn thơ Nguyễn Trãi / Trần Thanh Đạm, Phan Sĩ Phấn chọn bài, chú thích, giới thiệu. - H. : Giáo dục, 1967 8. Thơ văn Nguyễn Trãi / Trần Thanh Đạm, Phan Sĩ Tuấn tuyển chọn ; Đổ Ngọc Toại dịch nghĩa và chú thích thơ chữ hán ; Khương Hữu Dụng dịch thơ. - H. : Giáo dục, 1980 9. Văn học và cuộc sống : Tập lý luận - phê bình văn học / Mai Thanh, Trần Thanh Đạm, Chu Giang... - H. : Lao động, 1996 10.Làm văn 12 : Sách giáo viên / Trần Thanh Đạm (ch.b), Nguyễn Sĩ Bá, Lương Duy Cán, Hoàng Lân. - Tái bản lần thứ 2. - H. : Giáo dục, 1999. 11. Làm văn 11 : Sách giáo viên / Trần Thanh Đạm (ch.b), Nguyễn Sĩ Bá, Lương Duy Cán, Hoàng Lân. - Tái bản lần thứ 3. - H. : Giáo dục, 1999 12. Làm văn 10 : Sách giáo viên : Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000 / Trần Thanh Đạm (ch.b), Lương Duy Cán. - H. : Giáo dục, 2000 13. Văn Tâm Điêu Long / Lưu Hiệp ; Dịch: Trần Thanh Đạm, Phạm Thị Hảo. - H. : Văn học, 2007
|
Trường Giang
Từ ngày 27/12/2019 đến 08/01/2020, thương hiệu bia Huda tiếp tục thực hiện chương trình tặng quà Tết cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt với mong muốn mang tới một mùa Tết hạnh phúc và ấm áp hơn cho người dân miền Trung.
Chiều 28/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình tôn vinh văn nghệ sĩ và trao tặng thưởng các tác phẩm, công trình VHNT xuất sắc năm 2019 nhằm ghi nhận sự đóng góp cho sự phát triển văn học nghệ thuật tỉnh nhà của các văn nghệ sĩ.
Mở đầu cho số báo Chào Xuân 2020, Sông Hương giới thiệu bài viết “Nhà thơ Tố Hữu với địa danh Lao Bảo”, đây là niềm tri ân công lao người đã góp công lớn vào những mùa xuân cho thế hệ mai sau. Lao Bảo ngày xưa với Tố Hữu chỉ là hình ảnh ngục tù, nhưng đó cũng là trường học cách mạng thật sự quan trọng để hun đúc phẩm giá làm người. Tinh thần vì tự do cho mình và cho người đã khiến người tù trở thành chiến sĩ cách mạng, chiến thắng chính nỗi tham sân của mình để góp phần cho chiến thắng chung của cách mạng. Bài viết đã cho thấy rằng, cuộc chiến chống lại sự hà khắc của kẻ thù xâm lược đồng thời cũng là cuộc đấu tranh nội tâm rất dễ thương vong. Đây cũng là bài học quý đối với người lãnh đạo và cán bộ trong sự nghiệp làm cách mạng vì lợi ích chung của đất nước và của nhân dân.
Thừa Thiên Huế là một miền di sản, trong nỗ lực để được công nhận thành phố trực thuộc Trung ương cần phát triển hài hòa giữa kinh tế và bảo tồn những giá trị quý hiếm. Bộ Chính trị nhận thấy điều này và đã nêu ra rằng, các tiêu chí xét công nhận thành phố trực thuộc Trung ương cho Thừa Thiên Huế như hiện nay là không còn phù hợp, cần có thêm những Nghị quyết mới song hành. Lãnh đạo Tỉnh đã hướng đến phát triển Huế trở thành “Thành phố Di sản” quốc gia theo hướng văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh. Bài viết “Thừa Thiên Huế: Phía trước là ‘Thành phố di sản’” sẽ phân tích tình hình kế hoạch của tỉnh cũng như tiềm năng cần phát huy của Huế trong tương lai.
Chiều 23/12, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I phối hợp khai mạc triển lãm “Một thời bút nghiên” nhân dịp kỷ niệm 100 năm nền giáo dục và khoa cử Nho học ở Việt Nam chấm dứt.
Sáng 20/12, tại Khu tượng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ (phường An Tây, TP Huế) đã diễn ra lễ dâng hương, kỷ niệm 231 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (25/11 năm Mậu Thân 1788) và xuất binh đại phá quân Thanh
Sáng ngày 20/12, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao ThừaThiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm về Quân đội Nhân dân Việt Nam. Triển lãm nhân dịp Kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 75 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Chiều ngày 19/12, tại tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương phối hợp tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm thơ “Gửi em cô gái đỏng đảnh” của nhà văn Nguyễn Quang Hà.
Chiều 17/12, Hội đồng Nghệ thuật Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã có cuộc họp xét các tác phẩm dự Tặng thưởng tác phẩm VHNT xuất sắc của Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế năm 2019.
Chiều 16/12, Sở Văn hóa thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi gặp mặt, tuyên dương, khen thưởng Huấn luận viên và Vận động viên Thừa Thiên Huế đã có thành tích thi đấu xuất sắc tại kỳ SEA Games 30 vừa diễn ra tại Philippines.
Sáng ngày 11/12, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị triển khai cuộc thi sáng tác âm nhạc với đề tài “Công nhân và Công đoàn Việt Nam”.
Chiều ngày 10/12, tại Trường Đại học Nghệ thuật, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế và Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật nhân Ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12) .
Chiều ngày 9/12, Cổng dịch vụ công quốc gia (dichvucong.gov.vn) đã được khai trương nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến. Chương trình được truyền hình trực tuyến tại điểm cầu chính Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội và 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố.
Tháng 12, Sông Hương dành nhiều trang cho mục văn thơ nhạc tri ân người lính. Đó là nỗi niềm người lính năm xưa trở lại đường Chín, “con đường một thời căng như đạn bắn/ Máu đã từng thấm ướt đất ba dan”, nghĩ về đồng đội đã khuất khi nhìn vạt lau trắng ảo ảnh. Đó là hình ảnh vầng trăng trên đảo vương trên dàn mướp vàng tuyệt đẹp: “Đảo giữ vầng trăng giữa biển/ Như ngôi sao trên nền cờ Tổ quốc”. Đó là những nốt nhạc “dập dìu trên sóng trùng khơi xa trùng khơi, trái tim rực lửa…”; là “tình yêu người lính cảnh sát biển ở nơi đầu sóng nơi đầu gió trên biển đảo quê hương…”.
Sáng ngày 3/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “Phát huy các giá trị văn học nghệ thuật trong phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế”.
Sáng 30/11, tại Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra chương trình “Nhìn lại 20 năm lũ lớn miền Trung” với chủ đề “Kết chặt tay xây đời mới”.
Sáng ngày 29/11, tại Đại học Huế, Sở Khoa học Công nghệ phối hợp với Đại học Huế tổ chức Hội thảo“Phát triển tài sản trí tuệ, từ nghiên cứu đến thương mại hóa sản phẩm”.
Sáng ngày 28/11, tại TP Huế, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thi Báo cáo viên giỏi khu vực II năm 2019.
Sáng ngày 22/11, Tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra buổi khai mạc trưng bày chuyên đề “Nông cụ truyền thống Huế” nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
Chiều 21/11, tại Trường THCS Thống Nhất, Tỉnh đoàn vừa tổ chức tổng kết, trao giải Cuộc thi “Tái chế nhựa phế liệu” trong khối THCS, THPT trên địa bàn tỉnh TT-Huế năm 2019.