Chiều 8/8, tại khách sạn Hương Giang, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Nhà báo tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu tại lễ kỷ niệm
Tham dự buổi gặp mặt có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; các vị lãnh đạo tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh qua các thời kỳ cùng đông đảo hội viên.
Từ lúc mới thành lập, Hội Nhà báo tỉnh chỉ có 82 hội viên, sinh hoạt ở 6 cơ quan báo chí (gồm trung ương và địa phương) đến nay đã có gần 300 hội viên sinh hoạt ở 9 chi hội và 1 câu lạc bộ nhà báo, trong có 165 hội viên được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ nhà báo. Cơ sở vật chất, phương tiện làm báo cũng được đầu tư và hiện đại hơn trước, đội ngũ làm báo được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chính trị và tiếp nhận công nghệ , kỹ năng xử lý tin bài, truyền hình kỹ thuật số, báo điện tử, các trang thông tin, cổng thông tin điện tử….Thời lượng phát sóng của phát thanh truyền hình, ấn bản báo in của các loại báo chí vượt trội, tăng thêm nhiều lần. Đội ngũ báo giới Thừa Thiên Huế luôn có ý thức sâu sắc trách nhiệm chính trị của mình, tích cực cổ vũ, tuyên truyền cho công cuộc đổi mới, Hội Nhà báo tỉnh cũng triển khai, hướng dẫn các tổ chức hội cơ sở không ngừng học tập, nâng cao nhận thức chính trị, kiến thức pháp luật; hưởng ứng phát động và sáng tạo nên nhiều tác phẩm báo chí có chất lượng về xây dựng Đảng, Nông thôn mới, “Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương Hồ Chí Minh”….
![]() |
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tặng hoa chúc mừng Hội Nhà báo tỉnh |
Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ biểu dương những thành tích mà Hội Nhà báo tỉnh đạt được trong những năm qua. Đồng thời đề nghị Hội Nhà báo tỉnh cần tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, tuyên truyền có hiệu quả chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, những gương điển hình người tốt việc tốt, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Tăng cường thông tin, quảng bá con người, mảnh đất Thừa Thiên Huế đặc biệt là di sản văn hóa với du lịch Thừa Thiên Huế với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Hội Nhà báo tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm của hội viên, đạo đức của người làm báo. Đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển Hội lên tầm cao mới bằng việc tổ chức tốt các hoạt động thu hút hội viên, đặc biệt là thu hút những cây bút giỏi tham gia tích cực các giải báo chí quốc gia, giải báo chí tỉnh; nâng tầm giải thưởng báo chí tỉnh Thừa Thiên Huế xứng đáng với vị thế của vùng đất từng được xem là trung tâm báo chí cách mạng của miền Trung và cả nước. Các hội viên Hội Nhà báo tỉnh cần bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, rèn luyện nâng cao nhận thức chính trị, có chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tăng cường kỷ luật kỷ cương”.
![]() |
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tặng Bằng khen của Hội Nhà báo Việt Nam cho Hội Nhà báo tỉnh |
Lãnh đạo tỉnh sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của Hội Nhà báo, đặc biệt là hoạt động tác nghiệp của các hội viên. Ngoài việc họp báo cung cấp thông tin báo chí hàng tuần, trao đổi thông tin qua chuyên trang “Chính quyền với Báo chí trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh”, tỉnh sẽ tổ chức mạng lưới người phát ngôn và phóng viên báo chí trên môi trường mạng nhằm nâng cao trách nhiệm người phát ngôn; thông tin kịp thời về hoạt động kinh tế xã hội, định hướng thông tin, dư luận xã hội; giải đáp, phản hồi các thông tin phản ánh của cơ quan báo chí.
Dịp này, Hội Nhà báo Việt Nam đã tặng bằng khen cho Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế về những thành tích xuất sắc về nghiệp vụ và hoạt động của Hội.
Phương Anh
Thời thượng, đâu cũng piano, ghi ta thì có một người vẫn ngày đêm lưu giữ và phục chế hàng ngàn cây đàn cổ quý báu của tổ tiên để lại.
Khi chọn Huế làm đất đóng đô, các vua chúa nhà Nguyễn đã quên mất một yếu tố quan trọng và cơ bản của phong thủy.
Tác phẩm “văn sử bất phân” Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17 - 18 (Nguyễn Nghị dịch, NXB Trẻ tái bản lần thứ nhất, quý 3/2013) của Li Tana, đã được trao giải Sách hay 2013..
Ngày 1-1-2014, chúng ta kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Bí thư T.Ư Cục miền Nam kiêm Chính ủy Quân giải phóng miền Nam - Người con ưu tú của đất nước và quê hương Thừa Thiên - Huế, nhà lãnh đạo kiệt xuất, kiên trung, mẫu mực của Ðảng; vị tướng đức tài trọn vẹn, trí dũng song toàn của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Bên tả ngạn của sông Hương, cách thành phố Huế chừng 15 km về hướng tây, có một ngọn đồi người ta quen gọi là “Đồi thiên thần”, nơi nương náu của gần 50.000 thai nhi bị phá bỏ.
Vào một buổi chiều, tình cờ đi quanh làng Dã Lê Thượng, phường Thủy Phương, tôi thấy chú Dương Văn Thọ (56 tuổi) ở tổ 01 (phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy) đang quét dầu cho chiếc ghe mới đan của mình. Trong trí nhớ của mình và những gì mình biết, tôi chợt nhận thấy bóng dáng của một cái nghề mà ngày xưa người làng mình đã làm: nghề làm, đan ghe thuyền.
Dân làng vẫn truyền tai nhau tại gò đất bên cạnh thôn Tư bây giờ trước đây vốn là một bãi đất trống, nhưng sau một đêm mưa gió, sấm chớp đùng đoàng, đất trời rung chuyển, đến sáng ra đã thấy tượng Bà nằm sừng sững trên mặt đất, ...
Những ngọn núi linh thiêng trên mảnh đất di sản miền Trung thường gắn liền với những huyền thoại đẹp, mang âm hưởng tiêu dao. Tạm xa cuộc sống ồn ào nơi phố thị, bạn hãy thực hiện chuyến du hành tâm linh khám phá một trong số những ngọn núi linh thiêng, đó là Bạch Mã Sơn.
Đi từ Cha Lịnh, Mù Nú qua Khe Liềm (TT- Huế), nơi đâu cũng thấy dấu chân của những cán bộ kiểm lâm ngày đêm cắt rừng lội suối, bảo vệ những cánh rừng xanh của thượng nguồn Hương Giang, Ô Giang.
Nếu có dịp dạo chơi trên con đường Kim Long thênh thang, lộng gió; sau khi ghé thăm lăng tẩm, thưởng thức món bánh ướt nổi tiếng xứ Huế bạn đừng quên dừng chân ghé lại trà thất Kim Long-chỉ đơn giản là để thả mình trong một không gian nhẹ nhàng, thư thái và khám phá hương vị thơm ngon của những tách trà ấm nóng dậy hương.
Cho dù đã trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử, đấu trường Hổ quyền vẫn tọa lạc sừng sững, phảng phất chất uy nghi, và là một kiến trúc vô cùng quan trọng trong quần thể di tích đất cố đô Huế.
Ẩn mình giữa rừng cây cối um tùm của thôn Kim Ngọc (xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) là một túp lều đơn sơ bằng tranh tre nứa lá. Nương mình trong đó là một mái đầu đã bạc trắng vì sương gió, một gương mặt hằn đầy vết thời gian.
Theo ông Bernard Dorival, Giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật quốc gia Pháp, Điềm Phùng Thị là một trong những nhà tạc tượng tài hoa nhất của thời đại ông đang sống.
Những năm qua, có không ít các tác phẩm văn học nghệ thuật viết về Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh, một vị tướng văn võ song toàn, một nhà chỉ huy quân sự, một nhà lãnh đạo xuất sắc của Ðảng ta. Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của ông (1-1-1914 - 1-1-2014), nhà văn Trần Công Tấn đã kể những kỷ niệm về Ðại tướng đã thôi thúc ông viết cuốn tiểu thuyết Nguyễn Chí Thanh - Sáng trong như ngọc một con người.
Hỏi chiến trường nào gắn bó nhất với nhà văn Xuân Thiều, chắc chắn đó là Trị Thiên - Huế, chiến trường thuộc loại ác liệt nhất của đất nước ta ở cả hai cuộc kháng chiến. Từ tuổi 20, ông đã trực tiếp tham gia chiến đấu ở chiến trường này, và rồi gần như trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ ông bám trụ ở đây. Nhất là trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. Đây không phải quê hương của Xuân Thiều (ông người Đức Thọ - Hà Tĩnh), nhưng là quê hương của đời lính, là quê hương văn học của ông.
SHO - Nhân 62 năm ngày Truyền thống Mỹ thuật Việt Nam, 56 năm ngày thành lập Hội Mỹ Thuật Việt Nam; chiều ngày 07/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức Khai mạc phòng triển lãm Mừng ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam 10/12 và Trao giải thưởng tác phẩm mỹ thuật xuất sắc năm 2013, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế.
Dù nằm giữa thành phố Huế, nhưng Thủy Biều lại mang dáng dấp của một làng quê yên bình với khu vườn thanh trà ngát hương và những ngôi nhà rường hàng trăm năm tuổi.
Ngày 3/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đã tổ chức họp báo giới thiệu các hoạt động nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1/1/1914 - 1/1/2014), tại Thừa Thiên - Huế (quê hương ông) và Hà Nội.
Ngày 01/12/2013, tại Nhà thờ Tam công Nguyễn Tri Phương (thôn Trung Thạnh, xã Phong Chương, huyện Phong Điền), Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền đã tổ chức tưởng niệm nhân kỷ niệm 140 năm ngày mất của danh tướng Nguyễn Tri Phương (1873 - 2013.