Tố Hữu (Nguyễn Kim Thành) - một nhà cách mạng, nhà thơ lớn; hai vị thế song hành quyện vào nhau khó tách biệt. Bài viết “Tố Hữu: Thơ và những ngày tháng trong ngục tù đế quốc” giúp chúng ta hiểu thêm chặng đường hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Kim Thành từ khi còn là học sinh ở Huế cùng quần chúng trong không khí đòi dân chủ khá sôi nổi.
Ông được làm quen và thân thiết với nhiều nhân vật nổi tiếng, đặc biệt như đồng chí Phan Đăng Lưu, lúc bấy giờ là Ủy viên Trung ương Đảng được phân công hoạt động công khai, phụ trách tờ báo Dân của Xứ ủy Trung Kỳ. Con đường cách mạng nhiều gian nan, Nguyễn Kim Thành đã phải vào tù từ lúc mới 19 tuổi và từ đây là chặng đường cùng với các đồng chí trong lao ngục tranh đấu quyết liệt, để lại nhiều dấu ấn, nhất là ở trong những bài thơ lần đầu được tìm thấy.
Mục văn xuôi, ngoài tuyệt phẩm của nhà văn lừng danh Marquez, là hai truyện ngắn hay, phủ màu huyền ảo lên hiện thực sinh động. “Gloria J” - Một chiếc bóng mơ sang ở xứ người. Một nỗi ám ảnh về thế giới lộng lẫy song chứa đựng nỗi cô đơn khủng khiếp. Một hình dung rất tinh tế về “mọi thứ tồn tại đều hàm chứa một lý do nào đó”. Những niềm riêng sang trọng đến nỗi khi tìm kiếm sự kết nối lại bắt đầu cho nỗi ngần ngại chạm vào. Thiết tưởng điều này cũng đơn giản như một ý niệm đong đầy mộng tưởng: “Chăm chỉ mơ một giấc mơ bình dị của loài người”. Ở “Kẻ đi tìm huyền thoại”, một truyện ngắn “như là” hiện thực được phủ sương huyền thoại lại cảm giác như nhân vật ấy đã gặp đâu đây quanh ta, về nỗi đau khi nhận ra vết thương thân phận, về một lát cắt thương đau trong chiều lịch sử của ẩn ức giống loài.
Bài “Về xuất xứ bài thơ Nam khê của Miên Thẩm” ở mục Huế - dòng chảy văn hóa mở ra một không gian rộng lớn và phức tạp trong cuộc tìm kiếm gốc tích cũng như lần nguồn đối sánh văn bản, từ đó lóe lên nhiều điểm sáng (và một số điểm mờ từ lịch sử vấn đề). Dĩ nhiên đây vẫn là hướng mở để các học giả tìm thêm minh chứng và luận giải trước khi muốn kết thúc những ẩn nghĩa quá khứ.
Ở mảng nghiên cứu và bình luận có bài: “Nghiên cứu ngoại biên trong khoa học xã hội nhân văn”. Từ sự trưng dẫn nhiều trường phái, lý thuyết phê bình văn học, tác giả đã giải mả nhiều vấn đề triết học ở nghĩa rộng. Triết học, phần nào được “giải cấu trúc”, không còn đóng vai trò trọng yếu một khi tâm thức ý niệm đã “ăn lan” ăn mòn ra đến các ngoại biên và mọi hệ hình trở nên mênh mông hơn trước cái nhìn về vũ trụ. Và cũng cần nhấn mạnh đến vai trò “trò chơi” của ngôn ngữ, đã tiếp lực “diễu nhại” mọi sự tuyệt đối trong một thế giới động. Theo đó sự xóa nhòa ranh giới giữa triết học và các hình thái khác mà tiêu biểu như thi ca, nghiên cứu văn chương đã được định hình như một sự phân hạng tạm thời của không-thời gian miên viễn.
Những vần thơ hồn nhiên ở mục Trang thiếu nhi và các bức họa cùng lời bình nhẹ nhàng ở bìa 2 - 3 là món quà ý nghĩa dành tặng tuổi thơ nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi.
Dưới đây là Mục lục:
- TỐ HỮU: THƠ VÀ NHỮNG NGÀY THÁNG TRONG NGỤC TÙ ĐẾ QUỐC - Dương Phước Thu
VĂN
- Gloria J - TRẦN BĂNG KHUÊ
- Kẻ đi tìm huyền thoại - NGUYỆT CHU
THƠ:
- MẠC TƯỜNG
+ Khói mây
+ Cứ coi như là
- TRẦN QUỐC TOÀN
+ Trong khu vườn tuổi thơ đầy nắng
+ Kí ức của một người cha để lại
- ĐÀM CHU VĂN
+ Bên ly cà phê sớm
- TRẦN VŨ LONG
+ Nói với những đứa con không ra đời
+ Sen
+ Mặt nạ
- TRẦN NHUẬN MINH
+ Không đề
+ Giật mình
- NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
+ Những khi dừng lại
+ Quà tặng
- TRẦN HẠ VI
+ Những lời ru xanh
+ Lựa
- VŨ THẮNG
+ Mặt trời
- NGUYỄN TẤN SĨ
+ Khô
+ Vị trưa hè
– TRẦN NHƯ LUẬN
+ Từ một cánh cửa đã khép
– THẠCH ĐÀ
+ Sự sống quý hơn những câu thơ
- LƯU XÔNG PHA
+ Một hạt chiều treo chơi vơi
NHẠC:
- Nẻo về hư không - Nhạc và lời: Hoàng Trọng Mộc
TRANG THIẾU NHI
Thơ:
- NGUYỄN NGỌC PHÚ
+ Chuồn chuồn
- HÀ NGỌC HOÀNG
+ Dòng sông quê
- LÊ ĐÌNH TIẾN
+ Ngày mùa
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
- Tôi chỉ muốn gọi điện thoại thôi - GABRIEL GARCIA MARQUEZ - Thân Trọng Sơn (dịch và giới thiệu)
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:
- TÔ THÙY YÊN LÀ HIỆN TẠI - Đỗ Lai Thúy
- NHỮNG BÀI HÁT CỦA NGƯỜI SÔNG NGỰ - Trần Thùy Mai
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- NGHIÊN CỨU NGOẠI BIÊN TRONG KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN - Phan Tuấn Anh
HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- VỀ XUẤT XỨ BÀI THƠ NAM KHÊ CỦA MIÊN THẨM - Trần Viết Điền
* Bìa 1: Tác phẩm “NGÀY NẮNG” (Sơn dầu, 60cm x 70cm, 2017) của họa sĩ zdungnguyen
* Bìa 2 & Bìa 3: - TRẺ EM - HÌNH TƯỢNG VÔ TẬN CỦA NGHỆ THUẬT - Trần Diễm Thy
- Minh họa: Họa sĩ Lê Văn Ba; họa sĩ Nguyễn Thiện Đức; họa sĩ Đặng Mậu Tựu - 1 mh
- Vi nhét: Họa sĩ Tô Trần Bích Thúy
- Thư đi tin lại - Người Sông Hương
Ban Biên Tập
Tôi là một trong những người có may mắn và cơ duyên từng được trực tiếp giới thiệu cho Đại tướng xem phần trưng bày “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Thừa Thiên-Huế 1954 - 1975” cũng như nhận được những lời góp ý giá trị cách đây 18 năm – tháng 5/1995.
Tự truyện của một cậu bé chăn trâu nay trở thành ông chủ tập đoàn đa quốc gia - “Gian truân chỉ là thử thách” (NXB Thuận Hóa và First News hợp tác ấn hành) vừa được ra mắt bạn đọc.
Chiều 9-10, Tổng cục Chính trị triển khai kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Hàm Nghi là vị vua thứ 8 của triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Lên ngôi khi mới 13 tuổi nhưng Vua Hàm Nghi đã sớm chứng tỏ tinh thần yêu nước của mình. Ông kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp và chịu nhiều khổ ải trong suốt cuộc đời. Gắn liền với vị vua yêu nước này còn là câu chuyện chưa có lời giải về một kho báu bí ẩn.
(SHO) - Hiên nay, hàng trăm hộ dân ở xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy và xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, vẫn chưa có đất sản xuất sau khi nhường hàng ngàn héc-ta đất lâm nghiệp và đất vườn, nhà ở cho dự án hồ Tả Trạch để chuyển về sống tại các khu tái định cư.
Quốc học Huế sáng chủ nhật, cổng trường vẫn mở. Những cổ thụ, tường mái rêu phong cổ kính trở nên trầm rũ, tịch liêu, u hoài khác thường, như để phân ưu, tiễn đưa một trong những người học trò ưu hạng của trường đi xa mãi mãi.
(SHO) - Từ ngày 5 đến hết ngày 18.10, các đêm nhạc mừng sinh nhật Phạm Duy sẽ lần lượt được tổ chức tại Huế, Nha Trang, Đà Lạt, TP.HCM.
Huế nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Hương, nét cổ kính của cầu Trường Tiền hay những lăng mộ uy nghi tráng lệ. Thế nhưng, ngoài sự độc đáo của cảnh vật là nét đẹp mê hồn của người con gái xứ Huế.
Có những người cháu nội vua Thành Thái chỉ mong được một lần về thăm Huế nhưng ước mơ ấy trở nên quá xa vời bởi gánh nặng áo cơm.
Sau 6 tháng khai trương “Gác Trịnh” vào dịp kỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chiều ngày 26/9/2013, căn gác nhỏ của người nhạc sĩ tài hoa xứ Huế tràn ngập tiếng đàn, tiếng hát của các chị cựu nữ sinh Huế xưa với chương trình văn nghệ “ Nhìn những mùa thu đi”.
(SHO) - Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định điều chỉnh phân công quản lý di tích khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
(SHO) - Nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác xây dựng bảo tàng, UBND TP Huế đã kêu gọi các nhà nghiên cứu, nhân sĩ trí thức cùng xây dựng Bảo tàng văn hóa Huế trong thời kỳ mới.
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-những bằng chứng lịch sử” khai mạc sáng 20/9 tại Bảo tàng văn hóa Huế.
Trong Hội thảo Văn hóa quốc tế năm 1995 tổ chức tại Đà Nẵng, bà Điềm Phùng Thị có kể lại những gian khổ trong thời gian du học ở châu Âu, những năm sau Thế chiến thứ hai. Vừa hành nghề nha sĩ, vừa làm học viên “tự do” theo học điêu khắc, rồi tổ chức triển lãm và đã có nhiều tượng đài xây dựng trên đất Pháp.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa mới ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư phục hồi công trình tả Tùng Tự - Đại nội Huế.
Chiều 18/9, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, triển lãm Dĩa sứ thời Nguyễn của 2 nhà sưu tập cổ vật Đoàn Phước Thuận và Trần Đắc Lực đã được khai mạc.
(SHO) - Tháng 10/2012, dự án “Tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài” trong hệ thống dự án “Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế” đã được khởi công. Trong đó, đình Bát Phong được phục dựng mới hoàn toàn theo kiến trúc cũ. Công trình đã được hoàn thành vào đầu tháng 9/2013.
Ở Huế, có một người phụ nữ đam mê với nghề làm trống, sau tiếng trống là cả một bầu tâm huyết, bà là Hồ Thị Thương, nổi danh với hiệu trống Âm Hồn.
Sáng ngày 15/9/2013, Hội Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tiến hành tổ chức bế mạc Trại sáng tác Sân khấu 2013