ĐÓN ĐỌC SÔNG HƯƠNG SỐ 363 THÁNG 5 - 2019

16:13 02/05/2019
“Vui sao một sáng tháng Năm/ Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ”. Hai câu thơ của nhà thơ Tố Hữu khiến chúng ta nhớ đến Bác Hồ trong kỷ niệm 129 năm ngày sinh của Người. Mở đầu cho số báo, Sông Hương giới thiệu bài viết “Nhớ về tác giả bài thơ “Hồ Chí Minh - tên Người là cả một niềm thơ”. Tác giả Chu Huy Sơn đã qua Cuba gặp gỡ thân mật nhà thơ Phêlích tại gia đình vào một ngày mùa hạ ở La Habana, nghe câu chuyện nhà thơ Phêlích được gặp Bác Hồ tại Hà Nội. Đó là một ngày cảm động hiếm thấy, có ý nghĩa nhất trong đời cầm bút của nhà thơ Phêlích. Câu chuyện mang nhiều ý nghĩa về cuộc nối kết thâm tình, giúp ta hiểu sâu hơn bài thơ mà sau này được phổ thành bản nhạc hào sảng tràn đầy niềm yêu thương.

Mục văn xuôi. Cái tên “Núi cựa” ban đầu ngỡ như một danh từ, song đọc sâu vô truyện mới nhận ra những ngọn núi cựa mình mang theo những thông điệp siêu linh. Trên mạch truyện khá bí ẩn mà văn chương Mỹ La-tinh xếp vào dạng “hiện thực huyền ảo”, ở đây tác giả đã lồng vào những câu chuyện đời ẩn hiện đâu đó quanh ta vừa gần gũi vừa mênh mang mê dụ. Truyện ngắn “Bản thảo hồi sinh”, một thân phận bị hóa kiếp vào con sóc, và nó luôn tin lời của Tổ mẫu rằng khi có được tình yêu chân thành của con người nó có thể thoát kiếp loài sóc. Và rồi với một hành trình ngược nguồn khi trước hết con sóc biết yêu thương chân thành con người ở nghĩa cao đẹp và tinh khiết; và rồi những mảng màu hồng nhạt tựa như hoa đào dần lộ hiện dẫu chỉ thấp thoáng như một ảo ảnh huyền nhiệm trong mắt của nghiệp văn chương đầy mộng tưởng...

Nhiều tác phẩm giá trị trong số báo kỳ này. “Một cuốn sách - hai kiếp người”: Niềm tin từ những trang sách đã viết lại sự sống cho một người bệnh, nhưng cũng là lúc cơn đau trỗi lên khi họ nhìn cái con người từng truyền niềm tin về phép màu cho mình héo dần và không thể cưỡng lại cái chết. Tại sao? Ở đây với người đọc, chúng ta chỉ có thể nghĩ, rằng đó là một hóa thân của phép màu đã làm xong nhiệm vụ truyền cảm hứng, rồi ra đi. Và, chúng ta chỉ có thể nghĩ thêm điều nữa, rằng cuộc sống vốn nghiệt ngã, song sự nghiệt ngã sẽ tan mau khi ai đó đã mơ thấy một cõi vô hình màu nhiệm không kém chốn này... Bài “Thơ Đặng Bá Tiến - từ góc nhìn sinh thái”. Sự phát triển kinh tế khiến người mẹ thiên nhiên không còn được tôn trọng mà ngược lại đang là đối tượng của lòng tham đã tước đoạt một cách tàn nhẫn chính môi trường sinh thái của con người. Nhà thơ cất tiếng đồng vọng cùng thiên nhiên, trước những cánh rừng chảy máu, “như ngọn gió lang thang bay qua sa mạc quạnh hiu của vô thức”, của nỗi đau cây rừng sông suối và loài động vật trong cơn khốn cùng. Bài nghiên cứu “Sự dịch chuyển không gian và thời gian nghệ thuật từ truyện ngắn Việt Nam đương đại sang tác phẩm điện ảnh”, hiện bày một không gian khác từ văn học thông qua những trạng cảm xúc, tâm tưởng, giấc mơ, không gian siêu thực và ảo giác, làm nền tảng cho sự những khát khao vượt thoát… 

VĂN

- NHỚ VỀ TÁC GIẢ BÀI THƠ “HỒ CHÍ MINH - TÊN NGƯỜI LÀ CẢ MỘT NIỀM THƠ” - Chu Huy Sơn

- Bản thảo hồ sinh - DIỆU PHÚC

+ Minh họa: HS Nguyễn Duy Linh

- Núi cựa - LỮ MAI

+ Minh họa: HS Phan Thanh Bình

THƠ:

- PHÙNG TẤN ĐÔNG

+ Về

- NGUYỄN CHÍ NGOAN

+ Quán mưa…

+ Những hình dung

- LÊ QUỐC HÁN

+ Vách đá

+ Ga thời gian

- MI TIÊN

+ Đám tang mẹ

- KAI HOÀNG

+ Nắp biển

- NGUYỄN HỒNG VÂN

+ Đóa phù dung bay cao

- PHAN DUY

+ Quạnh hiu là thức nhớ người

+ Cũng chảy về thôi

- NGUYỄN THÁNH NGÃ

+ Trước cửa Trúc Lâm

- ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG

+ Ngày xưa

+ Ngẫu hứng sông Hồng

- NAM NGUYÊN

+ Gửi người đàn ông trên bè trong cơn bão Damrey

- NGUYỄN VĂN QUANG

- Trái tim chẻ ngọn

- VŨ DY

+ Nghe ở buôn Đôn

- LÊ VIẾT XUÂN

+ Khe lạnh

- LÊ VĂN HIẾU

+ Mạch nguồn…

 

NHẠC:

- ÁNH TRĂNG TRÊN SÔNG HƯƠNG - Nhạc và lời: TÚ MINH

- Nhạc: PHỐ MỚI - Nhạc: HUY CHU; Thơ: VIỆT QUANG (Bìa 4)

 

CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI

- Thơ CAROLYN FORCHÉ - Nguyễn Phan Quế Mai giới thiệu và dịch

+ Huế: từ quyển sổ tay

+ Khu vườn Shukkei-en, Hiroshima

+ Đại tá

- Thợ săn Gracchus - FRANZ KAFKA – PHẠM ĐỨC HÙNG dịch

 

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:

- Một cuốn sách - hai kiếp người - ĐINH THỊ THANH BÌNH

- Về việc đọc sách - LỖ TẤN - Châu Hải Đường dịch

+ Minh họa: HS Ngô Lan Hương

­- THƠ ĐẶNG BÁ TIẾN - TỪ GÓC NHÌN SINH THÁI - Phạm Phú Phong

 

NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN

- SỰ DỊCH CHUYỂN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TỪ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI SANG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH - Nguyễn Văn Hùng

- TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở HUẾ TRONG 2 BẢN VĂN CHẦU “TAM BẢO” VÀ “HỘI ĐỒNG” - Nguyễn Đình Đính

- NHÀ NHO HÀNH ĐẠO ĐÀO TẤN TRONG THƠ CHỮ HÁN - Nguyễn Đình Thu

 

HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA

- VỀ HAI VĂN BIA Ở THANH BÌNH TỪ ĐƯỜNG NHÀ THỜ TỔ NGHỀ HÁT BỘI TRIỀU NGUYỄN - Võ Vinh Quang

 

* Bìa 1: Tác phẩm “MÙA SEN” (Sơn mài, 108 x 150cm, 2017) của họa sĩ Bùi Trọng Dư

* Bìa 2 & Bìa 3: - NGHỆ THUẬT CỰC THỰC - Lê Triều Hải

 

- Vi nhét: HS Nguyễn Thiện Đức, HS Tô Trần Bích Thúy

 

BAN BIÊN TẬP

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Lăng mộ của chúa Nguyễn Phúc Tần còn được gọi là lăng Chín Chậu, có nhiều nét độc đáo so với lăng mộ các chúa Nguyễn khác.

  • BAVH - là các chữ viết tắt của bộ tập san bằng tiếng Pháp với nhan đề: “Bulletin des Amis du Vieux Hué” (Tập san của những người bạn Cố đô Huế”. Trước đây tập san này có tên gọi là “Đô thành Hiếu cổ”. Bộ tập san này (sau này người ta gọi là tạp chí) được xuất bản và lưu hành tại Việt Nam và Pháp từ năm 1914 đến năm 1944. Thế là tròn 100 năm ra đời bộ tạp chí danh tiếng này.

  • Theo truyền thuyết, ngày xửa ngày xưa, có một vị thần gánh đất để ngăn sông đắp núi. Một hôm vị thần đó đang gánh đất thì bỗng nhiên đòn gánh bị gãy làm hai, nên bây giờ đã để lại hai quả đất khổng lồ khoảng cách nhau hơn một km đó chính là núi Linh thái và núi Túy Vân ngày nay thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

  • Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát. Ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?

  • Các hoàng đế nước Việt xưa phần lớn giỏi chữ Hán, biết thơ văn, triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn đời nào cũng có các tác phẩm ngự chế quý giá. Nhưng tất cả các tác phẩm ấy đều nằm trong quỹ đạo Nho Giáo, dùng chữ Hán và chữ Nôm để diễn đạt cảm xúc về tư tưởng của mình. 

  • Trái với sự nổi tiếng của lăng mộ các vua nhà Nguyễn, lăng mộ 9 chúa Nguyễn ở Huế không được nhiều người biết đến...

  • Nhắc đến vua Minh Mạng, người đời nghĩ đến ngay hình ảnh của một quân vương nổi tiếng quyết đoán và giai thoại về năng lực giường chiếu phi thường.

  • Chiều 3/10, chiếc xe kéo của Hoàng thái hậu Từ Minh, mẹ vua Thành Thái chính thức được chuyển vào Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp để chuẩn bị đưa về Việt Nam. 

  • Đèo Hải Vân nằm trên dãy Trường Sơn, ở ranh giới 2 tỉnh Thừa Thiên-Huế (phía bắc) và TP.Đà Nẵng (phía Nam). Đây là con đèo hiểm trở nhất dọc tuyến đường bắc nam, do có vị trí địa lý hiểm yếu, bởi kiến tạo địa chất của dãy núi cắt ngang đất nước, từ biên giới phía Tây tới sát biển Đông.

  • Cứ đến gần cuối năm, khi lúa trên rẫy đã đến độ chín vàng. Trời đông cũng đang se sắt lạnh, sương trắng bồng bềnh bay trên đỉnh núi A Túc là lúc mà toàn thể dân làng dù là tộc người Pacôh, TàÔi, Cơtu hay Pa hy.

  • Là điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế, Bạch Mã có rất nhiều nơi để tham quan như: Thác Đỗ Quyên, Ngũ Hồ, Vọng Hải Đài với vẻ đẹp của núi trời như một bức tranh thủy mặc.

  • Sau chiến tranh, gần 2/3 trong tổng số gần 300 công trình kiến trúc nghệ thuật cung đình của cố đô Huế trở thành phế tích, số còn lại trong tình trạng hư hại, xuống cấp nghiêm trọng. Cùng với việc nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã mở cuộc vận động bảo vệ di tích Huế và đạt kết quả to lớn.

  • Được xây dựng cách đây hơn 400 năm với bao biến động nhưng chùa Thiên Mụ vẫn giữ được vẻ uy nghi, thanh tịnh và cổ kính bên dòng sông Hương...

  • Không nơi đâu người phụ nữ lại thích mặc áo dài như ở Huế. Thậm chí, chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của các cô gái Huế. Điều đó đã làm cho  du khách khi đến với Huế nhiều khi phải ngẩn ngơ khi có dịp được ngắm nhìn, chiêm ngưỡng.

  • Thời 13 vua Nguyễn (1802-1845) trị vì triều đại phong kiến cuối cùng Việt Nam đóng kinh đô tại Huế đã ghi nhận một số hoạt động khá phong phú của ngựa, dù thời này ngựa ít được dùng vào hoạt động quân sự.

  • Trong tất cả các triều đại phong kiến, duy nhất ở cố đô Huế có Bình An Đường là nhà an dưỡng và khám, chữa bệnh đặc biệt chỉ dành riêng cho các thái giám, cung nữ (thời vua nhà Nguyễn).

  • Huế, miền đất cố đô nằm ở miền trung Việt Nam, vẫn được biết đến như một thành phố thơ mộng và lãng mạn.

  • Đối với di sản văn hóa của dân tộc, tài liệu châu bản là một di sản có giá trị lớn. Đó là ký ức của lịch sử, là nguồn sử liệu gốc có ý nghĩa to lớn đối với việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam đều không còn lưu giữ được nguồn tài liệu quý báu này, trừ triều Nguyễn (1802-1945), do những điều kiện lịch sử đặc biệt.

  • Hình ảnh thiên nhiên, con người và những lăng tẩm đền đài của xứ Huế vương vấn bước chân du khách mỗi lần có dịp ghé qua...

  • Làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ) và làng An Nông (xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) là nơi lưu giữ những tài liệu chứng minh chủ quyền biển đảo Hoàng Sa của nước ta. Những tài liệu quý hàng trăm năm tuổi được người dân các ngôi làng này xem như báu vật và dốc sức giữ gìn.