GIẤC MƠ CÂY (Thơ), Trần Vũ Long, Nxb. Hội Nhà văn, 12/2018.
Người thơ lặng lẽ đi trong buổi chiều không có thật, tiếp xúc với những mặt nạ đời, làm bạn với những cung mây, thấy một chút vô thường, rồi độc thoại, câm lặng… Một tập thơ chất chứa nhiều cảm xúc, nhiều nấc tầng thời gian, không gian trải nghiệm và cả những ý đồ nghệ thuật thầm lặng. Trần Vũ Long đã tạo ra “Giấc mơ cây” để lưu lại “Một quãng thời gian nhiều yêu thương, nhiều mất mát, nhiều đau đớn, nhiều cô đơn, nhiều hoang hoải… và cả nhiều sự điên rồ”. Anh đã viết “Những câu thơ như gió/ thiên di/ bạc tháng ngày” để giữ mình cứ thế “với những nỗi buồn phủ mờ hôm sớm”.
NỬA NGÀY CHIẾN TRANH (Truyện ngắn), Dương Đức Khánh, Nxb. Hà Nội, 4/2019.
Dương Đức Khánh là một nhà văn có cuộc sống khá xê dịch. Anh sinh ra ở Huế, lúc trưởng thành vào miền Tây lập nghiệp mấy chục năm trời rồi về Đồng Nai, lên Sài Gòn. Có lẽ vì thế mà tập truyện ngắn với cái tên khá gợi “Nửa ngày chiến tranh” đã trải rộng không gian viết từ Huế vào tận miền Nam. Người đọc thấm tháp được vị Huế trong “Bông mai bảy cánh”, “Hình nhân thế mạng”… với ngôn ngữ mộc mạc, chân quê, rất Huế. Cái tài của Dương Đức Khánh là nắm bắt cá tính văn hóa của từng vùng đất nơi anh từng gắn bó, đưa vào văn chương uyển chuyển từng phương ngữ rất đúng hoàn cảnh, giàu tính chất nghệ thuật và nhân văn. “Nửa ngày chiến tranh” là một dấu mốc lớn trong sáng tác văn xuôi của anh.
NGHỆ THUẬT VÀ TÂM THỨC SÁNG TẠO (Phê bình - lý luận mỹ thuật), Graham Collier, Trịnh Lữ dịch, Nxb. Dân Trí, Công ty sách Đông A, 2019.
Với Graham Collier, gốc rễ của nghệ thuật chỉ có thể tìm thấy trong tầng đất sâu thẳm của tưởng tượng. Dù thế, ngay từ chương đầu của cuốn sách ông đã đặt câu hỏi “Trước hết, sao phải bận tâm?” với một hiện tượng được lý giải như “nghệ thuật tạo hình đang lên ngôi hiện nay là vì chúng đang khắc phục một thiếu hụt trong cuộc sống của chúng ta”. Công việc tìm ra nghệ sĩ đích thực, bắt nhịp với tác phẩm nghệ thuật phát tín hiệu trên hai làn sóng nhục cảm hình thức và tưởng tượng tâm lý. Qua 12 chương sách, độc giả có cơ hội tiếp cận các vấn đề mỹ thuật, quan niệm thẩm mỹ, tư duy mỹ học để hiểu rõ hơn về cái gọi là tâm thức sáng tạo. René Huyghe, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp nhận định: “Graham Collier đã có thể tìm thấy và giải phóng tính nhất quán của nghệ thuật, và của cả con người”, để đánh giá sự cống hiến về lý luận mỹ học của tác giả cuốn sách này.
(TCSH365/07-2019)
PARIS TÊN EM TRONG GIÓ CUỐN (thơ), tác giả Nguyễn Hữu Hồng Minh, Nxb. Hội Nhà văn, 2016.
BÓNG VỠ (Thơ), tác giả Công Nam, Nxb. Hội Nhà văn, 2016.
RU (thơ), tác giả Trần Văn Liêm, Nxb. Thuận Hóa, 2016.
99 VẦN CŨ (thơ), tác giả Ngô Minh, Nxb. Thuận Hóa, 2016.
ĐỜI BỌ HUNG (truyện ngắn), tác giả Trần Bảo Định, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ Tp. HCM, 2016.
SỐNG ĐỂ CHẾT (tự truyện), tác giả Nhất Lâm, Nxb. Hội Nhà văn, 2016.
LƯU BẢN CỦA GIÓ VÀ NGƯỜI ĐÀN BÀ NGỒI THIỀN (thơ), tác giả Đức Sơn, Nxb. Thuận Hóa, 2016.
LỤC BÁT ĐỒNG DAO (thơ), tác giả Trần Lan Vinh, Nxb. Hội Nhà văn, 2015.
GIỌT SƯƠNG MẮT LÁ (thơ), tác giả Trường Thắng, Nxb. Văn học, 2015.
Mở đầu số tạp chí này là “Những bài thơ về Paris” - những tiếng vọng của thi sĩ gửi đến kinh đô ánh sáng, nơi có nhiều công trình nghệ thuật đẹp và mang tính biểu tượng nhất của thế giới. Sau khủng bố đẫm máu bởi IS, nhân loại đang đứng bên người Pháp. Hơn lúc nào hết, mội cái nhìn “về” hay “từ” tháp Eiffel đều có thể làm cho chúng ta tin vào tình yêu. Và những bài thơ về Paris ở đây, là những niềm tin vào tình yêu đó.
ĐỐT LÒ HƯƠNG ẤY (tùy bút), tác giả Thái Kim Lan, Nxb. Hồng Đức, 2015.
NHỮNG CƠN MƯA THẢNG THỐT (truyện ngắn), tác giả Nguyễn Văn Học, Nxb Văn Học. 2015.
CUỘC SỐNG Ở TRONG NGÔN NGỮ (chuyên luận), tác giả Hoàng Tuệ, Nxb Trẻ. 2014.
LỤC BÁT CÔN ĐẢO (thơ song ngữ, tác giả Võ Quê, Co-translated by Fred Marchant & Nguyen Ba Chung), Nxb. Hội Nhà văn, 2015.
GABRIEI GARCÍA MÁRQUEZ VÀ NỖI CÔ ĐƠN HUYỀN THOẠI (chuyên luận), tác giả Phan Tuấn Anh, Nxb. Văn học, 2015.
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ (nghiên cứu văn hóa), nhiều tác giả, Nxb. Thuận Hóa, 2014.
ĐI TU NGHIỆP (bút ký), tác giả Phạm Thị Cúc, Nxb. Thuận Hóa, 2015.
THƠ LÊ VĂN NGĂN, Nxb. Thuận Hóa, 2015.
CẢM THỨC VĂN NGHỆ (tiểu luận, tùy bút), tác giả Vĩnh Nguyên, Nxb. Thuận Hóa, 2014.
HOA ĐĂNG (trường ca, song ngữ), tác giả Hồ Đăng Thanh Ngọc, Nxb. Thuận Hóa, 2014.